Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Những khắc tinh trị loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp, đây là hiện tượng phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày. Bệnh có xu hướng tăng lên ở những người dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia

Trước đây, loét dạ dày được coi là khó chữa và gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hóa... Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng.

Nhóm kháng cholin (anticholinergic) từ lâu đã được dùng trong điều trị các loét tiến triển. Tác dụng của chúng là ức chế hoạt động của dây thần kinh số X làm giảm co thắt dạ dày, giảm tiết acid qua tác dụng trực tiếp lên tế bào thành và gián tiếp kìm hãm sản xuất gastrin.

Những khắc tinh trị loét dạ dày
Nhóm thuốc kháng acid (antacid) có tác dụng tương tác với HCl tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu, do đó, làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin.
Cho đến nay, có nhiều loại thuốc antacid dùng để chữa loét tiêu hóa. Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, ít hấp thu vào máu từ đường dạ dày ruột và cũng ít tác dụng phụ.
Các thuốc cimetidin; ranitidin; nizatidin; famotidin thuộc nhóm các thuốc kháng thụ thể H2 của histamin. Thuốc có tác dụng ức chế tiết chọn lọc các thụ thể H2 ở màng đáy bên của tế bào thành. Do đó, nó không chỉ ức chế sau khi kích thích bằng histamin mà còn cả sau kích thích bằng gastrin hoặc acetylcholin.
Các thuốc ức chế bơm proton lần lượt ra đời đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh loét. Hiện đã có 5 thế hệ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Các thuốc sucralfat và bismuth dạng keo có tác dụng băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Dùng các thuốc tương tự prostaglandin được chứng minh trong lâm sàng có hiệu quả trong điều trị viêm loét tiêu hóa, chúng làm giảm bài tiết axit dạ dày và kích thích, đồng thời làm tăng sức đề kháng niêm mạc đối với tổn thương mô nên nó được xếp vào nhóm thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày.
Trong bệnh loét dạ dày, sự có mặt của vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân gây bệnh khá lớn. Do vậy, để tiêu diệt vi khuẩn này, các kháng sinh hay sử dụng là amoxicillin, nhóm imidazole, clarithromycin.
Trên đây là những nhóm thuốc cơ bản hiện nay dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, phải tùy theo từng trường hợp cụ thể về bệnh cảnh lâm sàng, đặc điểm và mức độ tổn thương, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng phác đồ điều trị hợp lý.
Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì sự chủ động của bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như các chất kích thích, các sang chấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý... là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bí quyết đơn giản ngăn ngừa đau ruột thừa


06-1444117012-02-1433241640-ki-1318-9032
Ảnh: Boldsky
Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp phòng viêm ruột thừa, theo Boldsky.
Nghệ
Củ nghệ có tác dụng giảm viêm ruột thừa và thuyên giảm cơn đau. Ăn nghệ với sữa nóng hiệu quả tốt nhất.
Chanh
Chanh giúp giảm đau và điều trị chứng khó tiêu, táo bón. Nên kết hợp chanh với mật ong để ngăn đau ruột thừa.
Sữa nước
Uống sữa nước hàng ngày để ngừa viêm ruột thừa. Nó giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong ruột và tốt cho hệ thống tiêu hóa, giảm thiểu cơn đau.
Bạc hà
Dùng 2-3 lá bạc hà hàng ngày rất tốt cho đường ruột và làm giảm các cơn đau âm ỉ.
Tỏi
Thuộc tính kháng khuẩn và chống viêm của tỏi có hiệu quả chữa trị viêm ruột thừa. Tỏi làm tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm và làm dịu cơn đau.
Húng quế
Húng quế là thảo dược điều trị nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là đau ruột thừa. Nó làm dịu cơn đau và giảm sốt, giảm sưng.
Gừng
Gừng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm ruột thừa như buồn nôn và ói mửa.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hậu môn

Đặt hậu môn thường ở dạng rắn, viên thuốc có hình dáng như viên đạn nên còn được gọi là thuốc đạn.

Thuốc đặt hậu môn được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong trực tràng (hậu môn), dưới tác dụng của thân nhiệt, các hoạt chất sẽ được phóng thích.

Thuốc đặt hậu môn thường được dùng trong các trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc uống thuốc viên, bị nôn ói, bị viêm loét dạ dày, tá tràng… Do thuốc không đi qua gan, nên thuốc đặt hậu môn còn được sử dụng thích hợp cho người có bệnh lý về gan.

Thành phần

Trong thành phần của thuốc đặt hậu môn gồm có hoạt chất và tá dược. Các tá được được sử dụng trong thuốc đặt hậu môn là những chất dễ tan chảy như: bơ, ca cao, gelatin, polyethylene glycol…

Khi thuốc đặt hậu môn được đặt vào trong trực tràng, dưới tác dụng của thân nhiệt, các tá dược sẽ tan chảy và phóng thích hoạt chất vào trong cơ thể.

Phân loại

Có nhiều dạng thuốc đặt hậu môn khác nhau:

Tùy theo sự phân tán của hoạt chất: thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ (hoạt chất phân tán tại chỗ) và thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân (hoạt chất sẽ phân tán theo các mạch máu).

Sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn
Thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ thường sử dụng trong điều trị táo bón, bệnh trĩ. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân thường được sử dụng trong điều trị hạ sốt, giảm đau, viêm khớp…
Tùy theo nguồn gốc của các thành phần: thuốc đặt hậu môn thảo dược (trong thành phần có chứa dược liệu) và thuốc đặt hậu môn thông thường
Tùy theo tác dụng điều trị:
Thuốc đặt hậu môn hạ sốt thường trong thành phần có chứa paracetamol. Thuốc đặt dạng này thích hợp khi sử dụng hạ sốt cho trẻ em.
Thuốc đặt hậu môn trị thấp khớp trong thành phần có chứa các chất kháng viêm non-steroid: diclophenac, ketoprofene… thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý thấp khớp. Thuốc đặt hậu môn dạng này thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, không thể uống thuốc kháng viêm non-steroid.
Thuốc đặt hậu môn trị táo bón trong thành phần có chứa glycerin (có tác dụng làm mềm phân) hay bisacodyl (giúp kích thích nhu động ruột). Thuốc đặt hậu môn dạng này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, dùng trong thời gian dài sẽ gây tác hại đến nhu động ruột.
Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ trong thành phần thường có chứa các chất kháng viêm corticosteroid (hydrocortisone) và các chất co mạch, có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng, đau, bỏng rát, ngứa của bệnh trĩ
Ngoài ra còn có thuốc đặt hậu môn trị ho, bổ sung nội tiết tố….
Cách sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn
Hiện nay ở nước ta, thuốc đặt hậu môn dùng trong điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh trĩ... được sử dụng khá thông dụng nhưng đa số việc bảo quản và sử dụng thuốc đặt hậu môn vẫn chưa được đảm bảo. Sau đây là các hướng dẫn để sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn:
- Thuốc nên được bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ <300C.
- Trước và sau khi đặt thuốc vào cơ thể, cần phải được rửa tay sạch sẽ.
- Tư thế đặt thuận lợi là người bệnh nằm nghiêng một bên, một chân co lên.
- Ngón cái và ngón trỏ cầm viên thuốc, đưa nhẹ nhàng đầu nhọn viên thuốc vào trực tràng.
- Không nên đặt quá sâu, tốt nhất là vừa đủ chiều dài của viên thuốc.
- Cần giữ yên tư thế khoảng 15 phút.
- Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn, cần tuân theo các chỉ định liều lượng của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ quá liều và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất!.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

4 loại thảo dược tốt cho người bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là một bệnh mạn tính. Những người bị bệnh này thường phải dùng thuốc kéo dài để ngăn ngừa tái phát, giảm nguy cơ ung thư đại tràng và cải thiện chất lượng sống. Bệnh có thể gây đau và đôi khi có thể cần phẫu thuật can thiệp nếu các triệu chứng không giảm sau khi điều trị.
Nếu bạn đang bị viêm đại tràng nhẹ hoặc vừa, 4 loại thảo dược dưới đây có thể có tác dụng hỗ trợ.
1. Nha đam
Nha đam có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nó còn được thấy là có hiệu quả đối với những bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng. Các nhà nghiên cứu Anh đã cho bệnh nhân bị bệnh viêm loét đại tràng nhẹ và vừa uống 100ml lô hội trong 4 tuần. Kết quả là có khoảng 70% bệnh nhân đáp ứng với phương pháp này và có dấu hiệu cải thiện.
2. Nước ép mầm lúa mì
Nước ép mầm lúa mì được sử dụng để điều trị các bệnh đường tiêu hóa và nhiều bệnh khác từ 30 năm trở lại đây. Trong năm 2002, các bác sĩ phát hiện thấy nước ép mầm lúa mì tươi có hiệu quả làm giảm đáng kể các triệu chứng của viêm loét đại tràng và cũng có thể giảm độ nặng của xuất huyết trực tràng.
Bắt đầu bằng việc sử dụng 20ml nước ép mầm lúa mì tươi mỗi ngày và có thể tăng dần lượng trong giai đoạn 1 tháng. Tuy nhiên, không nên uống quá 100ml nước mầm cỏ lúa mì mỗi ngày.
3. Nghệ
Curcumin là một hợp chất trong nghệ có đặc tính chống viêm. Hợp chất này có thể giảm bài tiết axit từ dạ dày và bảo vệ chống lại các tổn thương như viêm ở thành dạ dày và thành ống tiêu hóa, cũng như loét dạ dày. 
Một nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng ăn 1g nghệ sau bữa sáng và bữa tối trong vòng 6 tháng có thể giúp phòng ngừa tái phát viêm loét đại tràng. Bạn có thể chế biến nghệ cùng các món ăn hoặc trộn vào nước.
4. Nước ép dứa
Dứa chứa thành phần bromelain, hoạt động như một chất hỗ trợ tiêu hóa và cũng có đặc tính kháng viêm. Nghiên cứu cho thấy thành phần này cũng có hiệu quả chống lại viêm loét đại tràng. Uống 2 cốc nước ép dứa mỗi ngày sẽ có tác dụng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phương pháp điều trị bệnh trĩ cấp

Duy trì chế độ ăn uống khoa học, chú trọng thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc điều trị trĩ sẽ giúp người bệnh đẩy lùi trĩ cấp.


Trĩ gây nhiều phiền toái, khổ sở cho người bệnh. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, không được chữa trị hiệu quả, bệnh còn gây ức chế tinh thần hoặc dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, hoại tử, mất máu cấp. Do đó, điều trị trĩ thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.
Tại Việt Nam, hiện có 2 phương pháp nội khoa, ngoại khoa được áp dụng để điều trị bệnh trĩ. Việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về phương pháp hoặc thuốc điều trị trĩ sẽ giúp người bệnh tự tin hơn khi chữa trị.
Điều trị ngoại khoa
Theo ThS.BS Dương Phước Hưng - Trưởng phân khoa hậu môn, BV Đại học Y dược TPHCM, y học hiện đại đã có nhiều bước tiến, khám phá các cách điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, chỉ sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ mới có thể quyết định điều trị theo phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân. 
Thông thường, biện pháp can thiệp ngoại khoa chỉ được chỉ định sau khi điều trị nội khoa với thuốc không có hiệu quả, hoặc bệnh nhân khi đến thăm khám đã ở giai đoạn bệnh nặng, phải can thiệp bằng phương pháp giải phẫu ngay.
phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-cap
Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái, khổ sở cho người bệnh
Đối với trĩ độ một, độ 2, các thủ thuật ngoại khoa phổ biến hiện nay là chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại. Thủ thuật chích xơ được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm xơ hóa vùng dưới niêm mạc để giảm lưu lượng máu đến búi trĩ.
“Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề để đảm bảo tránh được các biến chứng như xuất huyết hoặc tiêm quá sâu vào tuyến tiền liệt, trực tràng”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-cap-1
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ tư vấn
Một thủ thuật khác được áp dụng cho các búi trĩ nhỏ và vừa là thắt trĩ bằng vòng cao su. Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được cột lại bằng một vòng cao su nhỏ và sẽ hoại tử sau 3 - 4 ngày. Tuy hiệu quả cao nhưng vị trí cột vẫn có nguy cơ bị xuất huyết, nhiễm trùng huyết, loét và cần được thực hiện tại những cơ sở có uy tín.
Quang đông hồng ngoại cũng là một trong những thủ thuật được sử dụng phổ biến , dùng sức nóng tia hồng ngoại để làm cho mô bị đông lại và tạo sẹo xơ, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, đồng thời cố định trĩ vào ống hậu môn. Thủ thuật này tuy hiệu quả nhưng đòi hỏi người bệnh phải tới lui cơ sở y tế thực hiện nhiều lần.
Đối với trĩ nội ở cấp độ 3, 4 và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ sa vòng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Hiện nay có rất nhiều hình thức cắt trĩ được áp dụng như phẫu thuật Longo, khâu treo trĩ bằng tay, dùng máy siêu âm Doppler để khâu cột động mạch trĩ. Đây được xem là biện pháp cuối cùng, khi các phương pháp điều trị bằng thuốc và thủ thuật không đem lại hiệu quả.
Tuy tác động trực tiếp để tiêu diệt búi trĩ, điều trị ngoại khoa thường không giải quyết tận gốc gây ra bệnh trĩ, rất dễ tái phát nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn uống, sinh hoạt và uống thuốc sau phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Với ưu điểm, dễ tìm mua, có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu và chống viêm nhiễm hậu môn, điều trị nội khoa luôn được ưu tiên hơn phương pháp ngoại khoa. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc điều trị trĩ cũng như các hướng dẫn điều trị khác của bác sĩ chuyên khoa.
Ở giai đoạn trĩ cấp, khi bắt đầu có các triệu chứng của trĩ như chảy máu lúc đi đại tiện, bị rát hoặc có dịch nhầy, cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn người bệnh có thể sử dụng các thuốc điều trị trĩ không kê đơn chứa flavonoid dạng vi hạt. 
Các nghiên cứu lâm sàng quốc tế đã chứng minh flavonoid dạng vi hạt có kích thước nhỏ nên hấp thu dễ dàng hơn, giúp thuốc tác dụng nhanh và mạnh để tăng sức bền thành mạch cũng như kháng viêm chuyên biệt.
phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-cap-2
Điều trị nội khoa bằng thuốc điều trị trĩ  được nhiều người lựa chọn khi phát hiện bệnh trĩ cấp
Nhờ đó, bệnh nhân trĩ có thể dứt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra với một lộ trình 7 ngày gồm cầm máu trong 3 ngày đầu và giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát, khó chịu trong 4 ngày kế tiếp dùng thuốc.
Sau khi dứt các triệu chứng khó chịu của trĩ cấp, người bệnh cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống khoa học, chú trọng những thực phẩm có nhiều chất xơ như rau, khoai, chọn những loại trái cây nhuận tràng như đu đủ, thanh long, bưởi, uống nhiều nước, hạn chế các gia vị cay nóng.
Ngoài ra, người bệnh cần tránh gồng quá sức khi làm việc nặng, tránh rặn khi đi đại tiện, giữ vệ sinh vùng hậu môn để tránh cho bệnh trở nặng hơn vì viêm nhiễm.
Theo Nguyễn Linh - VnExpress



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Dấu hiệu loét tá tràng

Loét tá tràng là bệnh tiêu hóa hay gặp ở nam giới. Thủ phạm chính gây bệnh làvi khuẩn H.Pylori, acid chlorhydric, pepsin và sự suy giảm của yếu tố bảo vệ là lớp niêm dịch của dạ dày tá tràng. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố như di truyền, áp lực công việc, rối loạn vận động dạ dày ruột, do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và dùng thuốc chữa các bệnh bị tác dụng phụ gây nên... 

Dấu hiệu loét tá tràng

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là người bệnh bị đau quặn bụng và phương pháp phát hiện bệnh chủ yếu là qua siêu âm, nội soi. Nếu loét tá tràng không được điều trị kịp thời sẽ gặp các biến chứng chảy máu: bệnh nhân có thể bị chảy máu một hoặc nhiều lần với các biểu hiện như nôn hay đại tiện ra máu. 
Biến chứng nguy hiểm hơn nữa là bị thủng ổ loét với những biểu hiện như có cơn đau đột ngột, đau dữ dội, sau đó bị viêm phúc mạc và nhiễm khuẩn nhiễm độc. Điều trị loét tá tràng ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh phải tuân thủ một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị stress.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chớ xem thường chứng đầy hơi, trướng bụng

Hiện tượng đầy hơi, trướng bụng là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột. Đầy hơi, trướng bụng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, khó khăn trong ăn uống đôi khi làm phiền toái trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Chứng đầy hơi hay nhiều hơi do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều. Khi chúng ta nuốt hơi có khoảng 2-3ml không khí vào dạ dày, đây là nguồn gốc của khí ôxy và nitơ tích tụ lại trong ống tiêu hóa. Các khí sinh ra trong ống tiêu hóa (dạ dày và ruột) có thể đẩy hơi ra ngoài bằng động tác ợ hơi hay đánh hơi. 
Trung bình một ngày ở người lớn có khoảng 17 lần hơi thoát ra ngoài. Chứng đầy hơi xảy ra khi thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen hay nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzym lactase, suy tuyến tụy. Khi có nhiều hơi được tạo ra do sự lên men các chất cacbonhydrat chưa tiêu hóa và chất xenlulose sẽ gây ra trung tiện nhiều. Thành phần hơi trung tiện gồm: H2, CO2, CH4, tất cả đều không có mùi nhưng kèm theo hơi phân từ ruột già thoát ra theo nên có mùi hôi thối.
Những người bị bệnh đầy hơi, trướng bụng thì hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn (trung tiện) mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ.
Trào ngược dạ dày - thực quản là một nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng.
Trào ngược dạ dày - thực quản là một nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng
Nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng
Có thể kể ra một số nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng như: do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật...). 
Bệnh trào ngược thực quản ngoài đầy hơi, trướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong. Do ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày); ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá). Có một số thức ăn hay gia vị (hành, tỏi...) khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi. Ăn xong đã vội vàng đi nằm nghỉ ngay. 
Do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi. Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày...); bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng viêm đại tràng kích thích); bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng bởi vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng; do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng... Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.
Ngoài ra, chứng đầy hơi, trướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm...
Biểu hiện của chứng đầy hơi, trướng bụng: ợ hơi nhiều lần, ợ chua, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn (do viêm chít hẹp môn vị gây ứ đọng), bụng trướng, ậm ạch, khó chịu, táo bón... Cảm giác khó chịu mỗi khi ợ hơi và nóng rát vùng họng. Nặng hơi nữa có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực, triệu chứng này nổi bật sau khi ăn.
Cách hạn chế đầy hơi, trướng bụng
Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, giúp tống các độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể, có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Nên bổ sung các loại rau cải, xà lách, rau dền, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc. Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm. 
Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày (gây co rút dạ dày và các dạng khó tiêu khác). Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, kẹo, bánh ngọt... Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, để tránh các áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày. Hạn chế nói chuyện khi ăn. 
Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi. Uống rượu và hút thuốc nhiều có thể gây buồn nôn và làm tăng nồng độ axít trong bụng có thể dẫn đến trào ngược axít và ợ nóng. Vì vậy, cần tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn.
Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng (mát-xa) để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày. Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.
Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress. Khi bị đầy hơi, trướng bụng kéo dài và thường xuyên tái phát cần thiết phải đi khám bệnh để có hướng điều trị cụ thể, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ đinh của thầy thuốc.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

8 thói quen khiến bạn bị đau dạ dày

Nếu không muốn những cơn đau dạ dày "viếng thăm", hãy từ bỏ những thói quen sau đây:
1. Ăn quá nhanh:
Ăn quá nhanh khiến thức ăn chưa được nhai kĩ ở khoang miệng đã bị chuyển xuống dạ dày, làm tăng gánh nặng hoạt động cho dạ dày.
8 thoi quen khien ban bi dau da day
2. Ăn bù:
Thói quen ăn sáng vội vã hoặc bỏ bữa sáng rồi bù cho bữa trưa hoặc tối là tác nhân nhanh nhất khiến cho dạ dày của bạn bị đau.
3. Ăn không đúng bữa:
Nếu bạn để bụng quá đói, axit dạ dày dùng để tiêu hóa thức ăn sẽ phá hủy dạ dày bạn.
4. Vừa ăn vừa làm việc, nói chuyện hoặc xem phim:
Khi làm việc một lượng máu lớn sẽ được huy động tới cơ hoặc não để phục vụ cho hoạt động đó, dẫn tới việc lượng máu không đủ cho dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa dẫn đến tổn thương.
8 thoi quen khien ban bi dau da day
Ảnh: Internet
5. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không steroid:
Việc sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau lâu dài có thể làm dạ dày của bạn bị tổn thương. Một số loại thuốc giảm đau gây tổn thương màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
6. Không rửa tay trước khi ăn
Đa số mọi người thường dễ quên việc nhỏ nhưng quan trọng này trước khi chuẩn bị cho bữa ăn của mình. Bàn tay bạn thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật xung quanh là những ổ vi khuẩn có sẵn. Thói quen không rửa tay trước khi ăn lại càng là cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại tấn công gây các bệnh về đường ruột và dạ dày
7. Vận động mạnh cơ thể sau khi ăn
Sau một bữa ăn no nê, bạn vội vã lao vào hoạt động cơ thể và trí óc khiến cho não bộ của bạn bị chi phối, gián đoạn. Não bộ khó có thể tập trung điều khiển cho sự tiêu hóa của dạ dày dần khiến cho cơ chế hoạt động dạ dày của bạn bị căng thẳng.
8. Ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ
Về đêm, khi cơ thể bạn chìm vào giấc ngủ thì dạ dày của bạn lại gánh chịu áp lực vì phải làm việc nặng nhọc hơn với lượng thức ăn vừa được nạp thêm. Ăn trước khi ngủ không những làm bạn dễ tăng cân mà còn làm bạn dễ bị đau dạ dày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Làm gì để giảm mắc ung thư dạ dày?

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng các nhà khoa học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này.

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dàynhưng các nhà khoa học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần chủ động phòng ngừa bệnh như tuân thủ chế độ ăn khoa học...
Chế độ ăn không khoa học là nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày, trong đó thức ăn chứa nhiều muối nitrat như thịt muối, cá muối nhằm mục đích bảo quản và sử dụng lâu dài và cả các loại dưa cải muối. 
Thói quen ăn thực phẩm chiên xào, thịt cá đã chế biến kết hợp bia rượu, nhưng lại ít ăn rau tươi, trái cây, sữa hay thiếu cung cấp nguồn sinh tố (sinh tố A chẳng hạn), sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Lạm dụng rượu có thể gây ung thư, nếu nghiện rượu liên quan đến ung thư vùng miệng, họng, thanh quản, thực quản và dạ dày, gan. Càng uống nhiều rượu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao và ngược lại.
Hạn chế ăn đồ chiên rán, tích cực ăn rau xanh giảm nguy cơ ung thư dạ dày.  Ảnh minh họa
Theo các nhà nghiên cứu hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 1,5-1,6 lần ở nam giới. Nguy cơ này sẽ giảm đi sau ngưng hút thuốc 10 năm. Có 18% bệnh nhân ung thư dạ dày có liên quan đến hút thuốc lá. 
Người ta thấy những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá kết hợp với việc ăn những thực phẩm như: thịt cá muối, xông khói, thực phẩm không được bảo quản tốt, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh... sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mạn tính vì nhiễm vi trùng Helicobacter pylori, đây là một loại vi trùng sống thường trú trong dạ dày. Trẻ nhỏ và người lớn có thu nhập thấp dễ bị ung thư dạ dày hơn so với những người có thu nhập cao hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể là do sự lây lan của H. pylori trong điều kiện sống chật chội, kém vệ sinh, thực phẩm ôi thiu... Ngoài ra, ung thư dạ dày còn liên quan đến yếu tố di truyền.
Phơi nhiễm môi trường cũng là một yếu tố gây ung thư dạ dày.  Một số chất gây ô nhiễm tại nơi làm việc, bao gồm bụi than đá, amiăng và niken, làm tăng nguy cơ. Điều đặc biệt, ô nhiễm môi trường do hóa chất, quá trình tiếp xúc dài trong không khí, nước uống, thực phẩm và nơi làm việc có thể đóng góp vào việc gây ung thư. Những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng, nồng độ của hợp chất hóa học và thời gian phơi nhiễm với hóa chất.
Để giảm nguy cơ ung thư dạ dày ngoài hạn chế các yếu tố có nguy cơ cao thì cần vận động, ít nhất 30 phút trong phần lớn các ngày trong tuần. Khi làm việc, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hóa chất cần mang đồ bảo hộ lao động, tuân theo chỉ dẫn và các quy định an toàn.
Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp của cả hai giới, bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, chủ yếu là ở độ tuổi từ 50-70 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ. Có khoảng 80% bệnh nhân được chẩn đoán lại ở vào giai đoạn muộn và ngay khi được phát hiện sớm thì cũng có đến 30% bệnh nhân sẽ bị tái phát sau khi điều trị triệt để. Do vậy, việc phòng tránh các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày là vô cùng cần thiết.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Điều trị trĩ cấp ít tốn kém

Điều chỉnh thói quen ăn uống, tăng cường vận động và dùng thuốc điều trị trĩ khi mới phát hiện bệnh là những giải pháp giúp bạn đẩy lùi bệnh trĩ cấp.

Từ cổ chí kim, ghi nhận của lịch sử y khoa thế giới cho thấy trĩ là căn bệnh phổ biến và một trong những bệnh nhân nổi tiếng chính là Hoàng đế Napoleon Bonaparte của Pháp.
Bệnh trĩ khiến vị vua này khổ sở, vật vã và ngồi trên lưng ngựa với ông là một cực hình. Dân chúng thường ví ông ngồi trên ngựa trông khó coi như ông bán thịt. Thần dân còn cho rằng đáng lẽ Napoleon không thua trận Waterloo năm 1815 nếu ông không đột nhiên lên cơn khó chịu vì trĩ cấp. 
Điều này cũng cho thấy hậu quả và tác động nặng nề của trĩ đến người bệnh và đây là bệnh không chừa một ai. Từ người đẹp Marilyn Monroe, Elizabeth Taylor đến tài tử Hollywood George Clooney cũng là nạn nhân của trĩ. Họ đã tìm mọi cách giấu bệnh của mình chỉ vì giữ hình ảnh hoàn hảo.
Thời nay, thống kê từ Viện Y học Mỹ cũng chỉ ra hơn 50% dân số mắc các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ, nhất là 45-60 tuổi. Tại Việt Nam, thống kê của Hội Hậu môn Trực tràng thực hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội cho thấy đến 55% dân số mắc bệnh trĩ. Ghi nhận tại một số bệnh viện trên cả nước, số bệnh nhân đến khám chữa trĩ ngày càng đông, trong đó 50% bệnh nhân ở độ tuổi 30 và chủ yếu là lao động chính trong gia đình.
Triệu chứng bệnh trĩ
Trĩ từ lâu đã là mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là giới văn phòng, tài xế, công nhân, sinh viên. Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, áp lực công việc, làm việc nặng, ít vận động đã làm họ quên bổ sung đủ lượng nước uống mỗi ngày, chế độ ăn thiếu chất xơ có trong rau xanh, sử dụng các chất kích thích  gây ra sự phình giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn, nhanh chóng khởi phát triệu chứng của bệnh trĩ. Các biểu hiện trĩ như:
- Ngứa hậu môn, hậu môn xuất hiện dịch nhầy, nóng rát do hậu quả viêm.
Đại tiện ra máu, ban đầu là rơm rớm, sau dần thành giọt máu tươi, có khi đột ngột chảy thành tia ngay cả khi ngồi hoặc nằm.
- Đau khi ngồi, có người thấy đau cồm cộm, có người lại có cảm giác đau thống, không thể ngồi được mà phải ngồi lệch một bên mông.
- Khi đi đại tiện thấy hậu môn có một búi trĩ lồi ra, lúc đầu bằng hạt đậu sau ngày càng to dần, không tự co rút lên được mà phải dùng tay để ấn vào.
dieu-tri-tri-cap-it-ton-kem
Bệnh không được điều trị bằng thuốc trị trĩ sẽ gây phiền toái cho người bệnh.
Nhiều người cho rằng trĩ nằm ở vùng kín nên có 57% người bệnh tìm cách giấu bệnh, tự chữa bằng các bài thuốc từ lá cây, truyền miệng nhau dùng thực phẩm chức năng. Hậu quả khiến không ít người bị suy nhược cơ thể do đại tiện chảy máu kéo dài gây mất máu, rối loạn chức năng hậu môn, búi trĩ bị tắc nghẽn, viêm cấp tính, nhiễm trùng máu. Trong các trường hợp này, bệnh nhân đều phải phẫu thuật, tốn kém nhiều chi phí mà đôi khi hiệu quả điều trị không như mong muốn.
Cách chữa bệnh trĩ nhanh, ít tốn kém
Theo ThS.BS Dương Phước Hưng -Trưởng phân khoa Hậu môn - Trực tràng, BV Đại học Y dược TPHCM, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng đầu tiên để được tư vấn, điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
dieu-tri-tri-cap-it-ton-kem-1
Khi phát hiện có những triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc trị trĩ hiệu quả
Điều trị trĩ có thể áp dụng phương pháp nội khoa, tức dùng thuốc điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc uống với thành phần hoạt chất phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế có kích thước nhỏ hơn 2 micromet và các loại thuốc thoa, chiết xuất từ hạt dẻ để giảm đau, giảm ngứa. Thuốc có tác dụng làm tăng sức bền của thành mạch, kháng viêm, giảm đau, cầm máu. Hiện thuốc uống điều trị trĩ cấp được tinh chế dạng vi hạt, được hấp thu nhanh và nhiều hơn qua niêm mạc ruột.
Các thử nghiệm lâm sàng quốc tế đã chứng minh thuốc có tác dụng chữa dứt trĩ cấp trong vòng 7 ngày. Người dùng sẽ nhận thấy thuốc giúp cầm chảy máu sau ngày thứ 3 dùng thuốc và đến ngày thứ 7 của liệu trình thì dứt hẳn triệu chứng trĩ cấp như đau rát, ngứa, khó chịu dai dẳng. 
Việc sớm dùng thuốc và các biện pháp điều trị hỗ trợ như trên, bạn có thể không cần phải phẫu thuật mà vẫn có thể chữa dứt bệnh trong thời gian ngắn và đề phòng tái phát. Người bệnh cũng nên tham khảo những biện pháp sau.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm pha loãng với muối hoặc dung dịch povidine 10% từ 10-15 phút mỗi tối để chống viêm nhiễm.
- Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
- Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
- Uống nước đầy đủ.
- Ăn giàu chất xơ từ rau xanh và ngũ cốc nguyên cám. Các bữa ăn hàng ngày nên có 30% là rau quả và thực phẩm giàu chất xơ như hạt, đậu, trái cây...
- Vận động thể lực nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

8 dấu hiệu bị ung thư dạ dày thường bị bỏ qua

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nước ta. Theo số liệu thống kê chung, ung thư dạ dày ở Việt Nam đứng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Mỗi năm nước ta có thêm từ 15.000 – 20.000 trường hợp mắc ung thư dạ dày.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, có những triệu chứng rất nhỏ nhặt chúng ta thường không để ý tới nhưng lại có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là mơ hồ và không đặc hiệu.
Người bệnh thông thường không cảm thấy dấu hiệu gì rõ rệt ở giai đoạn sớm của bệnh nên nhiều khi bị chẩn đoán nhầm với các căn bệnh tiêu hóa thông thường khác.
Bạn hãy cảnh giác, đừng bỏ qua những dấu hiệu dưới đây vì có thể bạn bị ung thư dạ dày. Tốt nhất nên đi khám sức khỏe nếu xuất hiện các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần:
- Đầu tiên là những triệu chứng chán ăn, mất cảm giác ngon miệng kể cả đối với các món khoái khẩu mặc dù bạn đang rất đói. Người luôn cảm thấy mệt mỏi, tiêu hóa không tốt. Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày, chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh.
- Hay đầy bụng, đau bụng: Khi ăn xong hay có cảm bụng ậm ạch, khó tiêu vì tiêu hóa kém. Và có đến 80% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có biểu hiện đau bụng thường xuyên. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh.
- Cảm giác chướng bụng: Khi ung thư dạ dày tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng. Chướng bụng có thể là do sự tích tụ chất lỏng hoặc khối u phát triển. Bụng bạn trông lớn hơn, phình to ngay cả khi không tăng cân hoặc lúc đang đói.
8 dau hieu bi ung thu da day thuong bi bo qua
Đau bụng, ợ chua là dấu hiệu bị ung thư dạ dày nhiều người thường bỏ qua. Ảnh minh họa

- Ợ chua, nóng ruột: Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm. Một số trường hợp sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng đi kèm cảm giác buồn nôn và cảm thấy vướng víu ở cổ.

- Khó nuốt: Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.

- Sút cân nhanh, mệt mỏi: Đây là hệ quả của việc chán ăn lâu ngày. Thực tế chán ăn, mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều người thường bỏ qua, chủ quan không đi khám. Dù mình không cố gắng giảm cân nhưng tình trạng gầy sút cân vẫn nhanh, có thể mất 5 – 6kg trong vòng 6 tháng.

- Ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. 

Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn. Trường hợp này chiếm khoảng 50-60 % ở người ung thư dạ dày thời kỳ đầu.

- Ngoài ra, ung thư dạ dày thường có triệu chứng thiếu máu ngày càng rõ như: da xanh, niêm mạc nhợt do chảy máu từ khối u.

Các chuyên gia khuyến cáo, ung thư dạ dày có thể phòng tránh ngay từ việc thay đổi những thói quen ăn uống không tốt. Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Không nên ăn quá mặn. Tránh ăn những thức ăn thô, rắn, quá nóng. An ít hoặc không ăn những thức ăn ướp muối, hun khói, quay, …. Ăn nhiều rau quả tươi, hoa quả.

Ngoài ra, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là với những bị bệnh dạ dày. Việc chẩn đoán và điều trị sớm càng hiệu quả cao.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Làm gì khi nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp thường xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và biết cách điều trị đúng sẽ dẫn đến viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc dạ dày. Đây là bệnh thường gặp, khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày cấp thường xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và biết cách điều trị đúng sẽ dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày.
Viêm dạ dày có thể do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh thường gặp là virut, vi khuẩn và độc tố của chúng, thức ăn quá nóng, lạnh hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do vi khuẩn: tụ cầu, E.coli..., các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật hay một số loại thuốc như aspirin ... Yếu tố nội sinh thường do đường máu trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp (viêm phổi, viêm ruột thừa, thương hàn...), bỏng, nhiễm phóng xạ, chấn thương sọ não..., dị ứng thức ăn (tôm, cua, ...).
Khi bị viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 - 40oC, thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy.
Viêm niêm mạc dạ dày
Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, ..., những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào, gân sụn, hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas, ... thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.
Khi nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp, người bệnh cần:
- Ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
- Nên uống lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng.
- Ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn.
Nếu không đỡ, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến khám tại các cơ sở y tế. Tại đây bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán:
- Nội soi dạ dày: Thấy niêm mạc dạ dày phù nề xung huyết đỏ rực, có những đám nhầy dày hoặc mỏng, Các nếp niêm mạc phù nề, niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết, vết trợt.
- Dịch vị: tăng tiết dịch, tăng toan, trong dịch có BC, tế bào mủ.
- X quang: Nếp niêm mạc thô, ngoằn nghèo, bờ cong lớn nham nhở, túi hơi rộng.
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, máu lắng tăng.
Dựa trên sự thăm khám và các kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định cũng như mức độ bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

“Xì hơi”, đại tiện tín hiệu lạ cho thấy bạn khỏe mạnh

"Xì hơi" trước nhiều người có thể khiến bạn đỏ mặt vì ngượng. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hàng ngày.
Khi ăn loại thực phẩm này, chúng gây hình thành một lượng khí trong hệ tiêu hóa nhiều hơn so với người không sử dụng. Thông thường, ngũ cốc nguyên hạt như đậu, lạc, gạo cùng bánh mì, mì ống mất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày hơn so với lúa mì. 

Ngoài việc thường xuyên "xì hơi", ăn chúng còn khiến bạn có nhu cầu đại tiện nhiều hơn. Trong khi mọi người không thoải mái vì điều này thì nó lại là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang vận hành tốt.
“Xi hoi”, dai tien tin hieu la cho thay ban khoe manh
Bánh mì nâu là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe
Để đưa ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Thể thao và Dinh dưỡng, Đại học Copenhagen (Đan Mạch) từng theo dõi tác động của ngũ cốc nguyên hạt tới ruột và sức khỏe đường tiêu hóa của 75 người khác nhau. Ở đó, một nhóm được cung cấp ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày trong khi nhóm còn lại không sử dụng chúng.
Kết quả cho thấy, những người ăn ngũ cốc nguyên hạt cảm thấy đầy bụng, dễ "xì hơi" sau đó. Tuy nhiên, những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt song ăn lượng thức ăn tương đương cảm thấy đầy bụng song lại mệt mỏi hơn.
Được biết, ngũ cốc nguyên cám cần nhiều thời gian hơn các loại thực phẩm khác để tiêu hóa. Hơn nữa, chúng có nhiều chất xơ không hòa tan được lên men trong ruột già, tạo thành bộ khung cho các vi khuẩn đường ruột bám vào, sinh sôi nảy nở. Đó cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi - tác giả chính của nghiên cứu, TS. Stine Vuholm - PGS nghiên cứu dinh dưỡng tại Viện Khoa học Thể thao và Dinh dưỡng, Đại học Copenhagen, Đan Mạch giải thích.
Bạn cũng sẽ đi tiêu nhiều hơn bởi lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt là khá lớn. Do đó, nếu bạn thực hiện chế độ ăn lành mạnh mà lại gặp hai dấu hiệu này, đừng lo lắng vì nó là có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Đáng lưu ý, việc thiếu loại thực phẩm này có thể gây mất ổn định lượng đường trong máu. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng loại thực phẩm này nhằm cung cấp vitamin, chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra ăn ngũ cốc nguyên hạt góp phần giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường type 2 và kiểm soát cân nặng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317