Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Dấu hiệu bạn bị xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Xác định vị trí chảy máu rất quan trọng. Có nhiều bệnh lý khác nhau gây xuất huyết ở đường tiêu hóa .

Các yếu tố thuận lợi đưa tới xuất huyết tiêu hóa

-Cảm cúm.

-Dùng một số thuốc: aspirin, NSAIDs, corticoid…

-Chấn động mạnh tinh thần: quá bực tức, quá lo nghĩ…
Ảnh minh họa
Dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa

Các dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa phụ thuộc vào vị trí và độ trầm trọng của chảy

Dấu hiệu báo trước
- Đau vùng thượng vị dữ dội, đột ngột hơn mọi ngày, nhất là ở bệnh nhân có loét dạ dày, tá tràng.

- Cảm giác cồn cào, nóng rát, mệt lả sau uống aspirin hoặc corticoid…

- Khi thời tiết thay đổi (từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng), sau gắng sức tự nhiên thấy: chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

- Bệnh nhân đang trong đợt viêm nhiễm đường mật cấp.

Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa

Nôn máu: là lý do khiến bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu. Tuỳ theo vị trí máu chảy và mức độ chảy máu mà tính chất của chất nôn khác nhau.

-Số lượng từ vài chục ml đến hàng lít.

-Màu sắc: có thể từ đỏ tươi, màu hồng lẫn dịch tiêu hoá hoặc màu nâu sẫm.

-Tính chất máu nôn ra có thể máu tươi ra ngoài mới đông, có thể thành cục (bằng hạt ngô, hạt lạc), có thể chỉ là các gợn đen như hạt tấm lẫn với thức ăn hoặc dịch nhầy.

Đi ngoài phân đen: là lý do bệnh nhân đi khám hoặc vào viện cấp cứu.

-Khi lượng máu chảy vào ống tiêu hoá từ 60 ml trở lên, phân bắt đầu có màu đen.

-Khi máu chảy số lượng nhiều phân có màu đen bóng, nhão, khắm.

- Khi một lượng máu lớn, chảy ồ ạt vào lòng ống tiêu hoá, phân có thể ngả sang màu đỏ.

-Khi máu ngừng chảy, phân số lượng ít đi, thành khuôn và màu sắc dần dần trở về màu vàng. Phân vàng là một tiêu chuẩn lâm sàng khẳng định chắc chắn máu đã ngừng chảy.

Các dấu hiệu khác:

-Hoa mắt, chóng mặt, lo sợ.

-Mệt lịm, có khi vật vã.

-Thở nhanh, vã mồ hôi.

-Đái ít, có khi vô niệu.

Nếu nặng có thể có sốc

- Tình trạng lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi.

- Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt dưới 80 mmHg.

Xuất huyết nhẹ kéo dài được gọi là xuất huyết mãn tính. Nếu xuất huyết mãn tính, người bệnh có thể mệt mỏi, ngủ lịm và khó thở tăng dần. Mất máu mạn tính có thể gây thiếu máu

Nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa

Nhiều bệnh lý có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Loét dạ dày : Nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) và dùng thuốc kháng viêm nonsteroid lâu dài như aspirin và ibuprofen là những nguyên nhân thường gặp của loét dạ dày.

Vỡ tĩnh mạch thực quản: xơ gan là nguyên nhân hay gặp của vỡ tĩnh mạch thực quản.

Hội chứng Mallory- Weiss : do nôn nhiều, gây rách niêm mạc của thực quản thường hoặc tăng áp lực trong bụng do ho, thoát vị, hay bẩm sinh cũng có thể gây rách.

Viêm dạ dày: NSAIDs và các thuốc khác, nhiễm khuẩn, bệnh Crohn, chấn thương

U lành tính và ung thư : Những khối u lành tính và ung thư ở thực quản, dạ dày, hay tá tràng có thể gây xuất huyết.

Các nguyên nhân ít gặp: do suy gan, bệnh máu, suy thận, sau chấn thương, sau bỏng nặng, nhiễm khuẩn huyết.

Đa số bệnh nhân tới viện vì các triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài phân đen, thường là mất máu mức độ vừa tới nặng, thậm chí nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng cấp cứu. 

Tuy vậy ngay cả khi không có bằng chứng xuất huyết, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, hoặc đau bụng khi dùng các thuốc có hại cho dạ dày, hoặc bệnh nhân xanh xao, hoa mắt, chóng mặt... cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh cần không uống rượu bia và hút thuốc, không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày, nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả. Trong đợt xuất huyết cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Trường hợp của bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!

7 nhóm thực phẩm "tuyệt đối" cấm với người bị bệnh dạ dày

Đồ uống kích thích, gia vị cay nóng:
Những người bị bệnh dạ dày cần hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng.
Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.
thực phẩm cần tránh khi bị dạ dày
Thực phẩm mang tính hàn hoặc đồ lạnh:
thực phẩm cần tránh khi bị dạ dày
Những đồ ăn có tính hàn cũng cần tránh với người bị bệnh dạ dày hoặc dạ dày kém.
Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.
Thực phẩm nhiều acid:
Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho…) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.
Các loại nấm:
Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
Trứng chưa chín hoặc quá chín:
Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ:
Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
Một số loại củ, rễ:
Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.


Dùng bisacodyl trị táo bón cần lưu ý gì?

Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón.

Trong đó, nguyên nhân táo bón do chức năng chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Đây là nguyên nhân do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, thuốc uống và bệnh toàn thân. Việc ăn ít chất xơ, ăn ngọt nhiều, uống ít nước, thói quen đi cầu không đúng giờ, ít vận động thể dục… sẽ dễ gây ra táo bón.
Bisacodyl là một trong những thuốc được dùng trong các trường hợp táo bón (vô căn, hoặc do dùng thuốc gây táo bón, hoặc do hội chứng đại tràng kích thích). Thuốc có tác dụng nhuận tràng kích thích dùng để điều trị ngắn ngày tình trạng táo bón. 
Tác dụng của thuốc là kích thích đám rối thần kinh trong thành ruột chủ yếu ở đại tràng nên tác dụng trực tiếp lên cơ trơn ruột, làm tăng nhu động đại tràng. Thuốc cũng làm tăng chất điện giải và dịch thể trong đại tràng và gây nhuận tràng.
Dùng bisacodyl trị táo bón cần lưu ý gì?
Ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước sẽ hạn chế được táo bón.
Thuốc có nhiều dạng như viên nén, viên bao tan trong ruột (dùng đường uống), viên đạn đặt trực tràng (dùng đường trực tràng) và dạng hỗn dịch dùng cho trẻ em và hỗ dịch để tháo thụt… Cần lưu ý, ngay cả với liều điều trị, bisacodyl uống có thể gây buồn nôn, đau quặn bụng nhẹ. Viên đạn hay hỗn dịch tháo thụt dùng qua đường trực tràng có thể gây kích ứng, cảm giác nóng rát ở niêm mạc đại tràng và gây viêm nhẹ trực tràng. 
Để giảm kích ứng ở dạ dày và buồn nôn, dùng dạng viên bao bisacodyl tan trong ruột, do đó không được nhai thuốc trước khi uống; các thuốc kháng axit và sữa cũng phải uống cách xa 1 giờ để tránh sự tương tác, làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Dùng thuốc dài ngày có thể dẫn đến lệ thuộc thuốc, đại tràng mất trương lực, không hoạt động và chứng rối loạn chất điện giải. Vì vậy cần tránh dùng các thuốc nhuận tràng kéo dài quá 1 tuần, trừ khi có hướng dẫn của thầy thuốc. Thông thường, nên tránh dùng các thuốc nhuận tràng kích thích ở trẻ em dưới 6 - 10 tuổi.
Không dùng thuốc trong các trường hợp: Các bệnh cấp ngoại khoa ổ bụng, tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng, bệnh viêm ruột cấp (viêm loét đại - trực tràng, bệnh Crohn), mất nước nặng. Không nên dùng bisacodyl cho phụ nữ mang thai, và rất thận trọng dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.

Dấu hiệu nhận biết bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

Theo nghiên cứu của các bác sỹ bệnh viện đa khoa MEDLATEC, ở lứa tuổi 40 – 49, nhiều người bị viêm dạ dày mãn tính. Thông tin trên được đưa ra trong đề tài nghiên cứu Mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính đến khám tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC. 

Đề tài nghiên cứu này được thông tin ở hội nghị Khoa học  2013 diễn ra  ngày 12/12.


Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, thậm chí làm ung thư dạ dày.
BS Lê Văn Khoa, bệnh viện MEDLATEC cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính giữa nam và nữ là 25/20. Nhóm tuổi mắc viêm dạ dày mãn tính cao nhất là 40 - 49, tiếp theo là 30 - 39 tuổi, rồi đến nhóm 50 - 59 tuổi, tỷ lệ mắc thấp là  trên 60 tuổi. 

Tuy nhiên, HP dương tính trong viêm dạ dày mãn tính ở thể không hoạt động chiếm tới 42,9%. Trong số các HP dương tính hoạt động có thể hoạt động nhẹ là 45,5%, hoạt động vừa là 50% và hoạt động mạnh là 77,8%. 

Như vậy, tỷ lệ nhiễm HP càng lớn thì mức độ hoạt động của viêm dạ dày mãn tính càng cao. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy, có 46,67% trường hợp viêm dạ dày mãn tính nhưng không có HP. Vì vậy, HP chỉ là một trong số các nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính .

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh gần đây người ta tìm thấy do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Tỷ lệ nhiễm bệnh có sự khác nhau  giữa các nước.


Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%. 

Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%. 

Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày. 
Theo BS Lê Văn Khoa, bệnh viện MEDLATEC, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mãn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân… 

Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.  

Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.

Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày. 

Để phòng ngừa bệnh rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói, kiêng cữ các món ăn cay, chua. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, hoa quả. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ ngày 7-8h, tránh thức khuya.

Hiện nay việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mãn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết (xét nghiệm mô bệnh học) dạ dày. Đây là tiêu chuẩn trong vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát. 

Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp như: test thở, CLO test, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm HP phân, lấy dịch và nuôi cấy HP dịch vị dạ dày, PCR. 

Hiện nay, phương pháp chẩn đoán phổ biến là nội soi dạ dày sau đó lấy một mảnh sinh thiết nhỏ và làm xét nghiệm CLO test đây là phương pháp phổ biến rẻ tiền tại Viêt Nam và cần phải nội soi dạ dày). Hiện tại, BVĐK MEDLATEC đang dùng 3 phương pháp: CLO test, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm HP phân. 


Về mặt điều trị, HP thông thường được dùng kháng sinh (thường là 2 loại kết hợp) trong vòng 1 đến 2 tuần, sau thời gian dùng kháng sinh duy trì bằng kháng tiết 4-8 tuần tùy thuộc vào viêm hay loét dạ dày tá tràng. 

Sau điều trị 1-3 tháng đi kiểm tra lại xem đã diệt được HP chưa, nếu chưa khỏi có thể nghĩ đến HP kháng thuốc cần phải sử dụng phác đồ kháng thuốc.

Dùng nhiều kháng sinh dễ bị bệnh viêm loét ruột từng vùng

Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu hỗn hợp từ ba trường đại học y khoa tại Mỹ, Canada và Đan Mạch vừa công bố trên tạp chí chuyên ngành American Journal of Gastroenterology.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu phân tích kết quả của 7.208 bệnh nhân bị viêm loét ruột và ghi nhận được những người từng dùng kháng sinh trước đó có tỷ lệ mắc bệnh "viêm loét ruột từng vùng" cao hơn các bệnh nhân không dùng kháng sinh đến 1,57 lần.
Đặc biệt, nếu xét riêng trên những bệnh nhi thì các bác sĩ ghi nhận, trẻ được dùng kháng sinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 2,75 lần so với trẻ không dùng kháng sinh. Bệnh viêm loét ruột từng vùng hay còn gọi là bệnh CROHN là một bệnh mà trong ruột già và ruột non có những đoạn bị lở loét xen kẽ với những đoạn ruột bình thường.
Triệu chứng của bệnh thường là đau bụng vùng quanh rốn hoặc đau dọc hai bên hông (đau theo khung ruột già), kèm theo tiêu phân sệt lỏng, thiếu máu mạn tính, suy dinh dưỡng.
Bệnh có thể gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa dưới, thủng ruột hoặc nghẹt ruột. Bệnh rất dễ tái phát nên cần được theo dõi định kỳ và điều trị duy trì kéo dài.

5 lầm tưởng về hệ tiêu hóa

Ăn ít không làm dạ dày bạn teo nhỏ lại. Loét dạ dày do vi khuẩn, thuốc giảm đau hoặc bệnh ung thư, chứ không phải do stress


Thêm bằng chứng về hệ virus có ích tồn tại trong ruột

Nghiên cứu của các nhà khoa học nêu bằng chứng cho thấy trong đường tiêu hóa ở chuột có sự hiện diện của hệ virus giữ vai trò giúp ích cho sức khỏe tương tự hệ vi khuẩn trong ruột.

Trong loạt thí nghiệm kéo dài 2 năm được công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia vi sinh học phát hiện chuột được tiếp cận loại virus gây viêm ruột thông thường (MNV) có thể khiến chữa lành những tổn hại ở mô ruột do viêm và phục hồi tác dụng của hệ miễn dịch ở ruột. 
Nhóm nghiên cứu Mỹ tại Trung tâm Y tế Langore ở TP New York đã biến đổi gien cho một nhóm chuột dễ bị bệnh viêm loét đại tràng (IBD) và khiếm khuyết hệ vi khuẩn thông thường khiến thành ruột bị tổn hại và khiến chúng mất đi các tế bào bạch huyết T và B của hệ miễn dịch.
Virus gây viêm ruột thông thường ở chuột qua kính hiển vi
Ảnh: 
UA News
Virus gây viêm ruột thông thường ở chuột qua kính hiển vi Ảnh: UA News
Họ cho chúng tiếp cận MNV và nhận thấy hệ miễn dịch của chuột được cải thiện cũng như thành ruột phục hồi. Thí nghiệm được lặp lại với chuột bình thường, theo đó chúng được tiếp cận MNV nhưng hệ vi khuẩn bị phá hủy do thuốc kháng sinh. Họ phát hiện rằng số lượng tế bào T tăng gấp đôi và tế bào kháng thể B vẫn hiện diện ở thành ruột và trong máu chuột.
Nhóm nghiên cứu dự định lập lại thí nghiệm với các dạng virus đường ruột khác để tìm hiểu thêm khả năng gây hại hoặc có lợi ích có thể thay đổi giữa người này và người khác như thế nào.