Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Trời rét và nỗi lo tái phát viêm đại tràng

Thời tiết thất thường khiến cho bệnh nhân viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích mãn tính nếu không giữ ấm tốt thì khả năng “lạnh bụng, đi ngoài” là rất cao.


Trời rét và nỗi lo tái phát viêm đại tràng 1
Ảnh minh họa.
Khi những đợt không khí lạnh đầu tiên tràn về cũng là lúc bệnh nhân có khả năng “dự báo thời tiết” như xương khớp, viêm đại tràng… cảm nhận được ngay sự ảnh hưởng tới cơ thể mình….
 
“Trái gió trở trời là đau…”
 
Tâm sự của bác Đỗ Xuân Ánh, 73 tuổi, ở số 8 Tăng Bạt Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội: “Cứ mỗi khi trời nóng quá hoặc lạnh quá, thay đổi thời tiết là tôi biết ngay. Bằng chứng là bệnh viêm đại tràng mãn tính lại tái phát, mỗi ngày phải ôm nhà vệ sinh đến mấy lần”…
 
Chia sẻ nỗi lo với bác Ánh, giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam cho biết, thời tiết thất thường khiến cho bệnh nhân viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích mãn tính vốn đã yếu lại càng mẫn cảm, nếu không giữ ấm tốt thì khả năng “lạnh bụng, đi ngoài” là rất cao, nhất là ở người có tuổi.
“Phòng hơn là chống”
Khi những triệu chứng đầu tiên tái phát, hay khi thấy có dự báo về thay đổi thời tiết, bệnh nhân viêm đại tràng nên chuẩn bị ngay cho mình. Đầu tiên là vấn đề tư tưởng. Không nên lo lắng quá mức vì căng thẳng thần kinh dễ gây ra những cơn co thắt khiến bệnh tái phát. Đồng thời nên giữ ấm cho cơ thể, nhất là khu vực bụng và bàn chân. Nhiều bệnh nhân viêm đại tràng cho biết, việc ngâm chân nước nóng hay day huyệt ở gan bàn chân cũng làm giảm khả năng tái phát rất hiệu quả. Tuy nhiên, cách tốt nhất là “củng cố” lại đại tràng trước khi tái phát bệnh.
 

Theo Giadinh.net.vn

Hội chứng "sáng hôm sau" ở người đau dạ dày

Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.

Không thiếu người đau dạ dày khi thức dậy vì bữa nhậu quắc cần câu tối hôm trước. Quả thật khó có cơ quan nào bạc phước hơn lớp niêm mạc dạ dày vì phải đứng mũi chịu sào với đủ loại hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
 
Đó là chưa kể đến vai trò phá hoại ngấm ngầm của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) từ nguồn thực phẩm không an toàn, từ nước uống mất vệ sinh. Không nên quên là tối thiểu 1/3 người bệnh dạ dày chữa hoài không lành là vì sự phá hoại ngấm ngầm của vi khuẩn này.
 
Càng nên nhớ hơn nữa là HP thậm chí có mặt trên đường tiêu hóa của tối thiểu 20% số người chưa có dấu hiệu đau dạ dày. Vi khuẩn này lại không hề nằm yên ăn bám mà kiên trì chờ đợi từng thời cơ thuận tiện, chẳng hạn sau một bữa say bí tỉ, sau một lần chấn động tâm lý vì mâu thuẫn trong gia đình, nghề nghiệp... là trở mặt.
Hội chứng "sáng hôm sau" ở người đau dạ dày
Không thể xem thường bệnh dạ dày, nhất là khi bệnh tái phát quá thường xuyên
 
Không hẳn ai cũng đau dạ dày sau bữa nhậu. Bệnh nếu gõ cửa là vì niêm mạc dạ dày hết đường chống đỡ. Cơ thể chắc chắn không thể khỏe mạnh nếu tình trạng nhiễm khuẩn HP kéo dài. Không lạ gì nếu số đối tượng nhiễm khuẩn HP nay đau mai yếu, không cảm cúm thì viêm họng, viêm xoang. HP rõ ràng là loại vi khuẩn có tầm tác hại không chỉ khu trú trong đường tiêu hóa.

Đáng tiếc cho nạn nhân của hội chứng "sáng hôm sau" vì nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hoạt chất sinh học như allicin trong tỏi, như EGCG trong trà xanh, curcumin trong như nghệ… ngay sau bữa nhậu là phương án "4 trong 1" vừa hiệu quả, an toàn vừa tiện dụng để ức chế tác hại của HP, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị xói mòn vì rượu thịt. Uống thêm viên thuốc sau bữa nhậu có khó lắm không?

Viêm loét niêm mạc dạ dày đúng là chuyện khó tránh. Nhưng đó không thể là lý do chính đáng để bệnh từng bước trèo lên vị trí kẻ cả. Điểm quyết định trước sau vẫn là nếu viêm cứ viêm nhưng đừng viêm quá thường, đừng viêm quá nặng cũng đừng viêm quá lâu. Muốn được vậy chỉ có một cách, đó là bảo vệ niêm mạc dạ dày.
 
AloBacsi.vn
Theo BS Lương Lễ Hoàng - Người Lao Động

Ợ nóng: Đơn giản mà nguy hiểm

Sau khi ăn, một số người thường bị ợ và cảm thấy thoải mái vì nhẹ bụng hơn. Tuy nhiên, chứng ợ hơi lại tiềm ẩn một căn bệnh nguy hiểm.

Thực quản là một ống thẳng được tạo thành từ nhiều lớp mô và cơ, có thể giãn nở, tạo những sóng nhu động đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

Ở đáy thực quản có một cơ vòng gọi là cơ vòng thực quản dưới, hoạt động như một cái van: khi nuốt thức ăn, cơ vòng này sẽ mở ra để thức ăn đi xuống dạ dày, sau đó nó sẽ đóng lại để ngăn không cho các chất chứa trong dạ dày trào ngược lên.

Khi cơ vòng này hoạt động không tốt thì acid và thức ăn từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.
Chứng ợ nóng là tình trạng acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và vì thực quản không có lớp màng bảo vệ như dạ dày nên bị acid làm tổn thương, gây ra cảm giác đau rát.
Đây cũng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay GERD (gastro esophageal reflux disease). Nếu triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn thì không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số trường hợp sau sẽ dẫn đến tình trạng cơ vòng hoạt động không tốt khiến cho acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản cũng gây ra ợ nóng, như đang mang thai, thoát vị khe thực quản, bị dư cân, ăn quá nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn, và mặc quần áo chật gây chèn ép lên dạ dày.
Bên cạnh đó, một số thói quen ăn uống cũng gây nên tình trạng ợ nóng như: thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều cà chua, hay thức ăn có vị cay, vị chua.
Một số thực phẩm khác nữa là cà phê, rượu, sôcôla, đường, bạc hà và kể cả trường hợp sau một bữa ăn thịnh soạn hay ăn trước giờ đi ngủ.
Triệu chứng này cũng có khi là do uống một loại thuốc nào đó như Aspirin hay khi bạn hút thuốc.
 
Đối với các thai phụ, chứng ợ nóng thường gặp trong các tháng cuối thai kỳ do trọng lượng của em bé chèn ép vào dạ dày làm cơ vòng thực quản mở ra khiến acid trào ngược lên thực quản.
 

Ảnh minh họa: nguồn internet
 
Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu nuốt khó, nuốt đau, sụt cân không giải thích được, đau ngực, nuốt nghẹn hay chảy máu tiêu hóa (ói ra máu, đi cầu phân đen) kèm theo chứng ợ nóng là những triệu chứng nguy hiểm.
Nếu không chữa trị dứt điểm thì chứng ợ nóng hoàn toàn có khả năng trở thành chứng ợ nóng mãn tính hay còn gọi là chứng trào ngược thực quản dạ dày (GERD).
Từ chứng GERD có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm khác nặng hơn. Như việc ợ nóng liên tục sẽ gây viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau, loét thực quản, hẹp thực quản (do tổn thương viêm kéo dài hình thành sẹo co kéo gây chit hẹp lòng thực quản).
Một số ít có thể bị thực quản Barrett's (một dạng biến đổi tế bào ở thực quản thành tế bào bình thường khác nhưng chỉ có ở ruột) có thể gây ung thư thực quản về sau trong một số trường hợp.
Acid do trào ngược kéo dài có thể kích thích họng (gây viêm họng, viêm thanh quản làm khàn tiếng kéo dài), bị hít vào phổi gây viêm phổi hít. Một số trường hợp có thể có triệu chứng của bệnh suyễn.
Và nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, thậm chí, có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn như xơ hóa phổi hoặc dãn phế quản nếu không được điều trị.
Để giảm chứng ợ nóng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xem liệu bệnh nhân có phải loét dạ dày hay các bệnh khác gây ra triệu chứng ợ nóng hay không bằng phương pháp chụp X-quang có cản quang để khảo sát thực quản, dạ dày, ruột non; nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán bệnh, đánh giá mức độ nhằm đưa ra xử trí thích hợp. Có thể hạn chế chứng ợ nóng bằng những cách sau:
- Chia nhỏ các cữ ăn chính thành nhiều cữ nhỏ và ăn chậm
- Tránh mặc quần áo quá chật
- Giảm lượng cân nặng thừa
- Nâng cao vai và đầu so với dạ dày khi nằm ngủ
- Tránh các chất tạo ra quá nhiều acid gây tình trạng nóng rát dạ dày như thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu, cà chua, sôcôla, ...
- Ngừng hút thuốc
- Nhai kẹo cao su hoặc ngậm thuốc dạng kẹo (giúp kích thích tiết nước bọt nhiều hơn, góp phần làm giảm acid ở thực quản trào lên từ dạ dày).
Nếu các biện pháp đơn giản trên không làm giảm bớt tình trạng nóng rát thực quản, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn để làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp làm trống dạ dày. Khi uống thuốc điều trị bạn đừng đi đâu trong vòng 15 phút.
 

 Theo BS Trần Hiền Trung - Doanh Nhân Sài Gòn

Làm gì khi nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp

Đây là bệnh thường gặp, khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày cấp thường xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và biết cách điều trị đúng sẽ dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, Viêm dạ dày
 
Viêm dạ dày có thể do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh thường gặp là virut, vi khuẩn và độc tố của chúng, thức ăn quá nóng, lạnh hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do vi khuẩn: tụ cầu, E.coli..., các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật hay một số loại thuốc như aspirin ... Yếu tố nội sinh thường do đường máu trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp (viêm phổi, viêm ruột thừa, thương hàn...), bỏng, nhiễm phóng xạ, chấn thương sọ não..., dị ứng thức ăn (tôm, cua, ...).
Khi bị viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 - 40oC, thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy.
Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, ..., những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào, gân sụn, hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas, ... thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.
Khi nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp, người bệnh cần:
- Ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
- Nên uống lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng.
- Ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn.
Nếu không đỡ, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến khám tại các cơ sở y tế. Tại đây bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán:
- Nội soi dạ dày: Thấy niêm mạc dạ dày phù nề xung huyết đỏ rực, có những đám nhầy dày hoặc mỏng, Các nếp niêm mạc phù nề, niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết, vết trợt.
- Dịch vị: tăng tiết dịch, tăng toan, trong dịch có BC, tế bào mủ.
- X quang: Nếp niêm mạc thô, ngoằn nghèo, bờ cong lớn nham nhở, túi hơi rộng.
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, máu lắng tăng.
Dựa trên sự thăm khám và các kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định cũng như mức độ bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân.         
Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Mạnh Cường
SK&ĐS

Ung thư gan và những cách điều trị

Ung thư là một nhóm bệnh hoặc căn bệnh được di truyền và khiến tế bào trong người thay đổi và tăng số một cách không thể kiềm chế được.


Nhiều loại tế bào ung thư trở thành một đống gọi là bướu. Tế bào ung thư độc có thể xâm lấn vào những mạch máu và bạch huyết, và lan tràn qua những bộ phận khác của cơ thể và từ đó tiếp tục mọc lớn và cản trở những cơ năng bình thường của bộ phận đó.

Ung thư gan gồm có hai loại, một loại bắt nguồn từ gan (gọi là ung thư gan hạng nhất) và một loại bắt nguồn từ những bộ phận khác trong người và tràn đến gan (được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan hạng nhì). Ung thư gan hạng nhất bắt đầu trong gan, bộ phận lớn nhất trong thân thể mình. Những chức vụ của bộ phận gan gồm có:
 
Tích trữ vi-ta-min và chất dinh dưỡng
Trao đổi chất dinh dưởng trong cơ thể
Kiểm soát mức đường trong máu
Phát xuất yếu tố đông máu
Khử hoạt tính của thuốc độc và những hoá chất khác
Ung thư biểu bì tế bào gan (Hepatocellular carcinoma, HCC)
 
HCC, vẫn được gọi là hepatoma, là loại bướu độc thông thường nhất của ung thư gan hạng nhất. Tuy rằng HCC hiếm có đối với đa số người dân Hoa Kỳ và Âu Châu, nó chính là một trong 3 nguyên nhân lớn nhất khiến người chết vì ung thư trong nhiều quốc gia Á Châu và Phi Châu. Tài liệu từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization) cho biết rằng ít nhất là 550,000 người chết hàng năm vì HCC, 75% (khoảng 400,000) của số đó là dân của những quốc gia trong vùng Đông Nam Á Châu và dọc theo bờ Thái Bình Dương.
 
Cở chừng 80% của những trường hợp ung thư gan là vì gan của bệnh nhân bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) kinh niên từ lúc còn bé (đây chính là trường hợp của nhiều người gốc Á Châu có viêm gan B), phần còn lại là bởi vì nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan C.Trung Tâm Kiềm Chế và Đề Phòng Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) cho biết rằng sự bất đồng sức khỏe lớn nhất giữa người Mỹ gốc Á Châu và người Mỹ trắng là ung thư gan. Chích ngừa để phòng chống viêm gan B có thể ngăn cản ung thư gan trong 80% người gốc Á Châu ở Hoa Kỳ và khắp thế giới.
Triệu chứng
 
Ung thư gan được gọi là sát thủ âm thầm vì đa số bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Những đống bướu nhỏ không có thể tìm được qua cách mò vì vị trí của gan nằm dưới xương sườn và vì thế bị che khuất. Sự đau nhức thường không có thể cảm giác được cho đến lúc đống bướu đã mọc lớn, và một số bướu không gây đau nhức hoặc những triệu chứng khác cho dù nó đã to lớn. Thêm một nguyên do rắc rối nữa là mức mọc của một số loại ung thư gan.
 
Những giai đoạn chót của ung thư gan, lúc nó đã to lớn hoặc lúc nó gây trở ngại cho những cơ năng của gan, có thể sanh ra những triệu chứng rõ ràng như đau nhức trong vùng trên phải của bụng, giảm cân, ăn không ngon miệng, và cuối cùng là mắt và da bị vàng thêm (bệnh hoàng đản) và bụng bị phồng lên.
 
Sự chẩn đoán lúc đã quá muộn có thể giải thích tại sao bệnh nhân chỉ có thể tiếp tục sống trung bình 3-6 tháng sau khi bệnh đã được phát hiện, và tại sao y giới thường hoài nghi lúc đề cập đến ung thư gan. Cách duy nhất để tăng thêm kết quả điều trị chính là chẩn đoán ung thư lúc còn sớm bằng cách truy tìm ung thư trong những người gốc Á Châu đang có viêm gan B và trong những người đang bị xơ gan vì nhiễm viêm gan B hoặc C.
Truy tìm ung thư gan
Một điều quan trọng mọi người phải thừa nhận là tất cả những người gốc Á Châu có viêm gan B vì bị nhiễm lúc còn trẻ có nguy cơ cao đễ phát triển bệnh ung thư gan cho dù họ có xơ gan hay không. Nguy cơ này cao hơn trong những người đàn ông và những người nào có ung thư gan di truyền trong gia đình. Mọi người đồng ý rằng vấn đề truy tìm ung thư gan thường xuyên rất là quan trọng cho những người gốc Á Châu có viêm gan B, nhưng công việc này đối với những người Mỹ trắng đã bị nhiễm lúc đã lớn tuổi hiện vẫn đang gặp nhiều tranh luận.
 
Tuy rằng những bệnh nhân gốc Á Châu có thể phát bệnh ung thư gan vào lúc đang còn tuổi thanh niên, tài liệu từ Hoa Kỳ cho biết rằng sự nguy cơ phát triển ung thư gan bắt đầu lên cao vào khoảng 30 tuổi. Một cách hợp lý để đối phó tình trạng này là bắt đầu thường xuyên truy tìm ung thư gan bắt đầu vào lúc 30-40 tuổi nếu bệnh nhân là người gốc Á Châu. Việc truy tìm đại khái gồm có một cuộc thử máu để xem xét mức alpha-fetoprotein (AFP) cách mỗi 6 tháng và siêu âm gan mỗi năm một lần (Tại Đài Loan, bệnh nhân nên được siêu âm mỗi năm hai lần).
 
Chỉ một trong hai cách thử nghiệm riêng có thể khiến chẩn đoán sai lầm. Mức alpha-fetoprotein chỉ lên cao trong 60-70% trường hợp ung thư gan, vì thế chỉ thử máu riêng thôi sẽ bỏ sót 30-40% trường hợp ung thư gan. Siêu âm có thể bỏ sót 20% của những trường hợp ung thư gan chưa tới 2 cm, nhất là khi việc phân tích hình siêu âm khó khăn vì gan bị xơ hại. Sau khi phát bệnh xơ gan, bệnh nhân nên được truy tìm thường xuyên.
Ước định tình trạng ung thư gan
Siêu âm cho gan hoặc xem xét bằng CT thường có thể được áp dụng để chẩn đoán HCC, nhưng hai cách này thường không có đủ độ nhạy bén để có thể nhận ra những vết thương tổn nhỏ có nhiều tiêu điểm hoặc để áp dụng trong kế hoạch điều trị. Chủ yếu là sự ước định kỹ lưỡng ở vùng bụng qua cách xem xét bằng máy CT xoắn ốc với hai phương diện. Máy CT xoắn ốc nhanh lẹn này có năng lực để dò xét gan dưới phương diện động mạch không lâu sau khi bệnh nhân được nhận thức phẩm trong tĩnh mạch để làm chất tương phản.
 
Các cục bướu thường hay thâu nhận chất tương phản và vì thế ngay cả các cục bướu chứa đựng nhiều mạch máu vẫn có thể nhận thấy được. Những cục bướu loại này thường bị bỏ sót nếu dung kỷ thuật CT thông thường và máy dò xét chậm chạp. Một vết thương tổn chứa đựng nhiều mạch máu được thấy rõ ràng dưới phương diện động mạch mà lại phai đi dưới phương diện tĩnh mạch trong lúc dò xét là đặc tính của HCC.
 
Người Á Châu nào mang bệnh viêm gan B và có loại bướu này trong gan, hoặc bệnh nhân nào bị xơ gan liên quan với mức AFP tăng lên (hoặc một mức quá 500), là tương đương với sự chẩn đoán bệnh HCC và không cần dùng cách sinh thiết để kiểm lại và xác định. Cách sinh thiết dùng kim nhỏ dưới da có thể được áp dụng trong trường hợp sự chẩn đoán giữa bướu ung thư gan hạng nhất hoặc ung thư gan di căn không được chắc chắn, dưới điều kiện là thí nghiệm này có thể được thực hiện một cách an toàn. Sự chảy máu sau khi thử nghiệm sinh thiết có thể đe dọa đến sinh mạng nếu bệnh nhân bị xơ gan và có số lượng tiểu cầu thấp, thời gian đông máu kéo dài, và mạch máu mở rộng vì tăng áp suất (tăng huyết áp mạch cửa). Đại khái, vết thương tổn gan loại di căn rất hiếm có trong những bệnh nhân bị xơ gan.
Điều trị HCC
Điều trị cho ung thư gan được gặp nhiều thách thức so với những loại ung thư khác vì ngoài căn bệnh, gan của nhiều bệnh nhân đã bị thiệt hại do bệnh viêm gan kinh niên gây đến xơ gan hoặc suy nhược gan. Ðiều trị cho bệnh ung thư gan mà lại không chú ý đến tình trạng bấp bềnh của bộ gan có thể khiến bệnh nhân chết sớm hơn. Nhiều bệnh nhân có bộ gan yếu đến nỗi họ có nhiều nguy cơ chết vì hư gan hơn là chết vì có ung thư. Cho mỗi bệnh nhân, những lợi ích của các cách trị liệu phải được so sánh và cân bằng với nguy cơ hư gan và cách tình trạng ấy có thể ảnh hưởng đời sống của họ.
 
Tại trường đại học Stanford, một phương hướng mới đã được chọn để cho những bệnh nhân nào có bướu trong gan có thể được khám xét bởi một nhóm chuyên gia tại Trung Tâm Kỷ Luật Gan/Ban Bướu để bàn cách điều trị bướu và những căn bệnh gan hoặc viêm gan. Những cách trí liệu mới cũng được khám xét. Tất cả các bệnh nhân được điều trị sẽ được theo giỏi lâu dài và được ghi tên vào hệ thống đăng ký điện tử của trường Stanford.
Ðiều trị bằng cách giải phẫu
Lúc cục bướu vẫn còn nhỏ hoặc cho rằng có thể cắt bỏ được, và tình trạng của gan của bệnh nhân có đủ năng lực để trải qua cuộc giải phẩu, thì cách giải phẩu cắt bỏ là cách hữu ích nhất để cho bệnh nhân sống lâu dài. Sự cải tiến trong ngành giải phẩu và cách điều khiển thuốc mê đã tăng tỷ lệ sống sót và hạ nguy cơ thiệt mạng trong thời gian giải phẩu xuống còn ít hơn 2-5% dưới sự điềi trị của y sĩ kinh nghiệm, và đa số bệnh nhân có thể dời bệnh viên sau 5 ngày. Tuy rằng cục bướu đã được cắt bỏ hoàn toàn, bệnh nhân vẫn có nguy cơ rằng căn bệnh sẽ tái phát, và họ cần phải luôn luôn được kiểm tra kỹ lưỡng, nhất là trong năm đầu tiên, lúc nguy cơ tái phát bệnh được cao nhất.
Ðiều trị ngoài cách giải phẫu
Cho những bệnh nhân nào không có đủ điều kiện để được cắt bỏ bướu vì lý do sức khỏe hoặc cơ thể, một số cách điều trị khác, tuy ít hiệu lực, đang được có sẵn hoặc đang được nghiên cứu để tìm cách kiềm chế căn bệnh lâu dài và với mục đích gìn giữ lối sống bình thường của bệnh nhân. Sự điều trị cho những bệnh nhân này phải tùy theo tình trạng của bệnh nhân, tình trạng của gan, và mức phát triển của căn bệnh.
 
Hoá liệu pháp thông thường đại khái có hiệu lực thấp, khiến rất nhiều tác dụng thứ yếu có thể giảm bớt phẩm chất của đời sống bệnh nhân, và thường không có thể kéo dài đời sống cho bệnh nhân. HCC là bướu chứa đựng nhiều mạch máu thường được tiếp tế bởi những nhánh của đường đông mạch trong gan. Tài năng của chuyên gia can thiệp bằng tia X để đi thông qua những đường mạch này và đưa ống thuốc chính xác đến những nhành này cung cấp cho chúng ta một cách để nhắm liệu pháp trực tiếp vào đống bướu.
 
Cách điều trị dùng hoá chất để chấn động mạch hoặc đổi máu với nước biển trong tĩnh mạch (TACE hoặc TAC) của gan thường được dùng bởi chuyên gia can thiệp bằng tia X tại Á Châu và đã được áp dụng bởi Phòng Mạch Gan Toàn Diện tại Stanford trong bốn năm qua để chữa trị một số bệnh nhân có vết tổn thương không có thể cắt bỏ được.
 
Tuy rằng cách chữa trị này chỉ dùng để điều trị dưới những điều kiện rất khó khăn và kỷ lưỡng để giảm nguy cơ tai hại những phần trong gan không có vết tổn thương, cách điều trị này không có hợp với những bệnh nhân có dấu hiệu suy gan (chất đản bạch trong huyết thanh dưới 3 gm/dL, chất sắc tố mật quá 1.5 gm/dL, và có nước trong bụng gọi là cổ trướng) và những bệnh nhân có tĩnh mạch cửa bị chận lại. Cho những bệnh nhân có phản ứng tốt, bệnh nhân sẽ được điều trị mỗi 4 tháng nếu cần thiết cho đến lúc mức AFP trở lại bình thường hoặc đến lúc hết tìm thấy vết tổn thương.
 
Cách điều trị này chỉ cần bệnh nhân ở nhà thương qua đêm để theo dỏi và thường có thể chịu đựng được nếu dùng cách nêu trên. Những cách điều trị lâu dài với TACE hoặc TAC có liên quan với sự kéo dài đời sống của bệnh nhân, và trong trường hợp đống bướu được kiểm soát kỷ lưởng hoặc teo rút nhỏ lại, bệnh nhân có thể được giải phẩu cắt bỏ hoặc ghép gan.
Ghép gan
Ghép gan là một cách điều trị HCC nếu không có thể áp dụng giải phẩu hoặc những cách y khoa khác để cắt bỏ bướu, dưới điều kiện là đống bướu còn nhỏ (dưới 5 cm hoặc có ít hơn 4 vết thương tổn), nằm hoàn toàn trong gan, và không có xâm lấn vào mạch máu. Một bản báo cáo về một cuộc nghiên cứu bởi Trung Tâm Gan Á Châu tại Trường Đại Học Stanford cho thấy rằng những bệnh nhân nào có phản ứng tốt với TACE hoặc TAC cũng có tỷ lệ sống sót cao sau khi ghép gan.
 
Các đống bướu lớn có nguy cơ cao để tái phát và bệnh nhân có thể chết sau khi ghép gan. Sau khi ghép gan, bệnh nhân phải được tiếp nhận huyết cầu miễn dịch viêm gan B (HBIG) hoặc lamivudine, hoặc cả hai, để ngăn ngừa sự lây nhiễm HBV trong gan mới. Điều trị ung thư gan vẫn là một vấn đề rất là khó khăn và cần sự thấu hiểu trong rất nhiều ngành, gồm bệnh ung thư gan, cách chẩn đoán bằng tia X, giải phẩu, ghép bộ phận, và những căn bệnh liên can với gan. Sự chẩn đoán những đống bướu nhỏ lúc còn sớm là cách hữu ích duy nhất để tăng thêm kết quả điều trị ung thư gan, và trường hợp này chỉ có thể xảy ra qua sự truy tìm trong những dân số có nguy cơ cao.

Theo Sức khỏe & Đời sống/ Trung Tâm Gan Á Châu - Đại học Stanford

Chế độ ăn cho người viêm gan mãn tính

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm quá trình tiến triển của viêm gan mãn tính.




Gan là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Gan tham gia vào các quá trình giải độc, chuyển hóa, điều hòa hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể giữ cho cơ thể có được sức khỏe tốt nhất.

Do đó, ở những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính, gan bị tổn thương không hồi phục, sức khỏe của người bệnh bị đe doạ nghiêm trọng. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống, dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Vì vậy, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần được quan tâm triệt để.

Chế độ ăn cho người bị viêm gan cần đảm bảo cả 2 yếu tố chất và lượng. Chế độ ăn cụ thể cho tình trạng bệnh như sau:


Bệnh nhân viêm gan mãn tính giai đoạn đầu, quá trình tiêu hóa chưa gặp trở ngại nào, nhưng về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần vì vậy dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng.

Bên cạnh việc ăn uống bình thường, tránh kiêng khem quá mức cần thiết bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp, axit folic, đặc biệt ở những bệnh nhân bị viêm xơ gan do rượu.

Với bệnh nhân viêm gan mãn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ. Vì vậy, nên uống thêm một số thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Bệnh nhân cũng nên ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ, ăn nhiều đạm nhất là đạm thực vật.

Việc cần bổ sung chất đạm trong viêm gan là rất cần thiết vì chất đạm giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm tế bào gan tăng trưởng và phục hồi. Tuy nhiên, với bệnh nhân suy gan nặng cần kiêng tuyệt đối đạm động vật. Nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh, đậu nành…

Lưu ý chung: Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, bệnh trở nên trầm trọng hơn, tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.

Bệnh nhân bị viêm gan mãn tính không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan bị viêm mãn tính có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình thường.

Vì vậy, đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như tim, tụy. Các chuyên gia cũng khuyên người bị bệnh gan nên tránh nấu ăn bằng nồi sắt vì một số phân tử sắt có thể hòa tan vào thức ăn.

Tránh béo phì vì bệnh béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan. Vì vậy, những người viêm gan mãn tính cũng nên có chế độ tập thể dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo và đường.

Ngoài ra, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương các tế bào gan, nên người bị viêm gan mãn tính cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.

Tóm lại, những người bị viêm gan mãn tính, ở từng giai đoạn việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và tránh xa các chất độc hại là rất cần thiết nhằm góp phần tạo nên chất lượng sống tốt hơn cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

(Theo Afamily)

Đầy hơi và cách khắc phục

Đầy hơi là một triệu chứng, nhìn chung không đe dọa tính mạng, nhưng khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và có thể gây đau, đôi khi làm phiền toái trong xã giao.

Đầy hơi là trình trạng khí ở trong đường ruột tích tụ nhiều. Hầu hết mọi người đều thải khí ra, số lần trung tiện trung bình khoảng 14 lần mỗi ngày và lên tới 20 - 23 cũng được coi là bình thường, hơn thế được xem là quá nhiều.  Khi trung tiện có thể phát loại khí không mùi: nitơ, hydro, carbon dioxide, methane và oxy. Nhưng khi trung tiện có mùi là do các chất khí như skatole, indole và các hợp chất chứa lưu huỳnh.
 
Nguyên nhân gây đầy hơi
Dư thừa khí trong đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột non và đại tràng) có thể đến từ hai nguồn: do tăng lượng khí, do từ nuốt không khí hoặc tăng sản xuất khí tại đường ruột.
Nuốt không khí (aerophagia): điều này có thể xảy ra khi nuốt không đúng cách trong khi ăn uống.
Các hoạt động làm bạn dễ nuốt không khí như: ăn uống nhanh, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, ngậm kẹo cứng, uống đồ uống có ga, răng giả lỏng lẻo và tăng thông khí.
Hầu hết mọi người ợ hơi khi lượng khí dư thừa. Phần khí còn lại di chuyển vào ruột non rồi xuống ruột già phát ra thành trung tiện.
Người ta có thể phân tích các chất khí có thể giúp xác định xem nó có nguồn gốc từ nuốt khí (chủ yếu là nitơ, cũng oxy và carbon dioxide) hoặc sản xuất tại đường tiêu hóa (chủ yếu là carbon monoxide, hydrogen, và methane).
Các thực phẩm sinh khí nhiều:
- Tinh bột: như lúa mạch, bắp, mì, lúa mì có thể sinh ra nhiều khí qua quá trình được tiêu hóa và hấp thụ trong ruột già. Đậu: chứa một lượng lớn các đường phức tạp được gọi là raffinose, cũng có thể gây đầy hơi không mong muốn. Gạo là tinh bột duy nhất mà ít gây ra khí.
- Rau củ quả: một số loại rau như hành tây, cần tây, cải bắp, măng tây, cà rốt,bông cải xanh và cây họ đậu có chứa carbohydrate có thể tạo ra khí nhiều hơn.
- Đường: phổ biến là fructose (có trong trái cây sấy khô, mật ong, hành tây, atisô; nhiều loại thực phẩm và đồ uống có chứa xi-rô fructose với hàm lượng cao) và sorbitol (một chất thay thế đường có trong một số bánh kẹo không đường và kẹo cao su, có thể phát sinh đầy hơi.
- Đồ uống có ga, nước trái cây, bia và rượu vang đỏ.
- Đồ chiên và các loại thực phẩm béo nhiều có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm làm sinh ra khí nhiều.
Thiếu lactase: một nguyên nhân chính của đầy hơi là thiếu men lactase, làm giảm khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, kem và trong một số thực phẩm chế biến sẵn đi kèm với ngũ cốc, bánh mì. Chứng đầy hơi này thường đi kèm với tiêu chảy và vọp bẻ, nhưng cũng có thể xuất hiện đơn thuần là tạo ra khí mà thôi.
Các vấn đề khác:
- Hội chứng kém hấp thu: liên quan  đến thiếu các enzyme do tuyến tụy, mật hoặc niêm mạc của ruột.
Nếu vận chuyển qua đại tràng chậm lại vì bất cứ lý do gì, các vi khuẩn đã tăng cơ hội để lên men nguyên liệu còn lại. Nếu một người bị táo bón hoặc giảm chức năng của ruột vì bất cứ lý do gì, đầy hơi có thể đi kèm theo.
- Sự thay đổi trong thói quen đi tiêu có thể do:
Thiếu chất xơ.
Bệnh lý ký sinh trùng,bệnh viêm ruột, tắc nghẽn đường ruột (bao gồm cả ung thư), túi thừa, viêm túi thừa.
Suy chức năng tuyến giáp.
Sử dụng ma túy hay một số thuốc khác.
Tự khắc phục chứng đầy hơi
Bạn nên đến bác sĩ khi đầy hơi mà kèm theo: tiêu chảy, táo bón, máu trong phân, sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng. Ngoài ra, bạn có thể tự khắc phục chứng đầy hơi.
Những cách phổ biến nhất để làm giảm sự khó chịu của chứng đầy hơi thường liên quan đến thay đổi chế độ ăn uống, và đôi khi do thói quen gây ra nuốt không khí.
Bắt đầu bằng cách cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có vấn đề từ chế độ ăn uống của bạn. Lưu ý rằng thực phẩm này có thể gây khó tiêu đầy hơi cho người này nhưng người khác thì không sao.
Tránh ợ hơi: ngoài việc tránh các thức ăn gây đầy hơi, bạn nên để ý hành vi gây ra nuốt không khí, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc ăn kẹo cứng. Nên ăn chậm. Hãy chắc chắn rằng răng giả phù hợp.
Tránh ăn quá nhiều vì điều này góp phần đầy hơi cũng như bệnh béo phì.
Bạn chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa ăn. Bữa ăn nhỏ hơn sẽ làm tiêu hóa  dễ dàng hơn và có thể sinh ít khí. Ngoài ra uống trà bạc hà, trà gừng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi.
Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên để giảm đầy hơi và khó chịu.
Nếu mùi là một mối vấn đề mà bạn quan tâm: bạn nên dùng loại quần có chứa than hoạt tính, hoặc tấm lót bằng than được đặt bên trong quần áo, được thiết kế để giúp hấp thụ các khí được phát hành trong thời gian đầy hơi. Điều này có thể giúp cải thiện khí có mùi hôi.
Tập thể dục có thể giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa và đường ruột của bạn, cải thiện táo bón, sẽ cải thiện được trình trạng đầy hơi.
Bạn cũng nên bỏ hút thuốc nếu bạn hút thuốc. Hút thuốc có thể làm bạn nuốt nhiều không khí hơn bình thường và khói thuốc lá có thể kích thích hệ thống tiêu hóa của bạn.
Trong một số tình huống đôi khi cũng phải dùng thuốc, một số thuốc thường được sử dụng như:
- Các enzyme lactase, hỗ trợ tiêu hóa lactose, có bán dưới dạng chất lỏng và dạng viên (Lactaid, Lactrase...). Thêm một vài giọt của lactase  vào sữa trước khi uống, hoặc nhai viên lactase ngay trước khi ăn giúp tiêu hóa thực phẩm có chứa lactose. Ngoài ra, giảm sữa và các sản phẩm khác có đường lactose.
- Alpha galactosidase được bổ sung chế độ ăn uống đã được chứng minh cải thiện tiêu hóa của carbohydrates có trong các loại đậu và một số rau trái, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, như sản phẩm có tên là “Beano”, sản phẩm này chưa phổ biến ở Việt Nam.
 - Viên than: than hoạt tính hấp thụ khí trong hệ thống tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đầy hơi.
- Thuốc có chứa simethicone: một chất chống tạo bọt dùng để điều trị đầy hơi, nó làm giảm tối thiểu sự hình thành khí và giảm các bọt khí, cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu.
- Bạn có thể dùng subsalicylate bismuth để giảm khí có mùi khó chịu do lưu huỳnh.
- Men vi sinh: cũng có thể hữu ích trong việc điều trị đầy hơi. Các vi khuẩn thân thiện sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, đặc biệt là ở những người có hội chứng ruột kích thích (IBS).
Nếu như với các biện pháp trên mà cũng không cải thiện triệu chứng, bạn nên khám bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân và khắc phục.

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày nặng hơn


Viêm loét dạ dày phổ biến nhưng nhiều người xem thường vì ỷ y là thuốc trị bệnh này không thiếu. Đáng nói là số người may mắn lành bệnh vẫn rất ít.




Bạn có biết bệnh nào là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghỉ bệnh nhiều nhất? Bệnh nào là lý do hàng đầu gây tiêu hao tài chính vì người bệnh phải mua thuốc thường xuyên để tự điều trị?
Bệnh nào gây trở ngại nhiều nhất cho hiệu quả điều trị nhiều bệnh khác vì bệnh nhân hoặc không thể dùng thuốc theo đúng phác đồ hoặc nếu dùng được thì dược phẩm khó hấp thu tối đa như mong muốn?

Đáp án không chút nghi ngờ, đấy chính là bệnh viêm loét dạ dày- căn bệnh với toàn bộ tiến trình bệnh lý là một chuỗi liên hoàn từ mâu thuẫn này đến nghịch lý khác.

Trước hết, ít khi bệnh viêm loét dạ dày thành hình vì mũi dùi công kích từ bên ngoài mà là do hậu quả của mâu thuẫn trong nội bộ cơ thể. Muốn làm tròn nhiệm vụ tiêu hóa, dạ dày phải tiết ra chất chua để phân giải thức ăn.

Không có dịch vị thì không xong nhưng nếu vì lý do nào đó mà lượng dịch vị còn thừa quá nhiều, như trong trường hợp của người ăn uống thất thường hoặc ngày đêm lo lắng thái quá..., thì chính chất này khi vô công rỗi nghề sẽ quay lại tấn công ngay niêm mạc của dạ dày để tạo thành ổ viêm tấy rồi lở loét.

Bệnh viêm loét dạ dày tất nhiên không thể xảy ra nếu mặt trong dạ dày được bảo vệ bằng một lớp chất nhầy do chính niêm mạc dạ dày bài tiết. Chức năng này dễ bị xáo trộn nếu người bệnh tiếp tay cho căn bệnh qua cuộc sống căng thẳng, thói quen hút thuốc, uống rượu, lạm dụng dược phẩm...

Bệnh viêm loét dạ dày phổ biến đến thế nhưng nhiều người xem thường vì ỷ y là thuốc trị bệnh bao tử không thiếu. Đáng nói là số người may mắn lành bệnh vẫn rất ít.

Thêm vào đó, biến chứng từ xuất huyết tiêu hóa bước qua ung thư dạ dày đang tiếp tục tăng. Phải có điều gì đó không thuận lý trong chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày? Đúng vậy, theo báo cáo trong tháng vừa rồi của y sĩ đoàn bên CHLB Đức, bệnh viêm loét dạ dày sở dĩ tác hại đến thế là vì:

- Nhiều thầy thuốc trị bệnh theo kiểu chạy theo dấu hiệu đau một cách thụ động thay vì chủ động bảo vệ niêm mạc dạ dày.

- Không thiếu nhà điều trị chỉ tập trung vào dạ dày nên quên các yếu tố khiến vết loét trên niêm mạc khó lành. Chẳng hạn bệnh nội tiết đi kèm, sai lầm trong chế độ dinh dưỡng, cách sống của bệnh nhân trái ngược nhịp sinh học...

- Phần lớn bệnh nhân không thay đổi nếp sinh hoạt cũng như thói quen ăn uống mà chỉ dựa vào thuốc.


AloBacsi.vn (Theo Người lao động)

Các triệu chứng báo hiệu sỏi mật

Đau vùng trên bên phải hoặc vùng trên giữa bụng, đau lan ra sau lưng... là một trong những biểu hiện của sỏi mật.

Sỏi mật là sỏi với các kích cỡ khác nhau được hình thành trong túi mật, và thành phần thường gồm cholesterol hoặc bilirubin dư thừa trong mật. Một số sỏi mật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, trong khi một số sỏi khác lại gây đau đáng kể cho bệnh nhân.


Theo Thư viện y học Quốc gia Mỹ, có một số dấu hiệu cảnh báo sỏi mật, bao gồm: đau xuất hiện ở vùng trên bên phải hoặc vùng trên giữa bụng.
 
Đau có thể xuất hiện rồi thuyên giảm, và đặc biệt có thể thấy rõ sau khi ăn; đau có thể lan ra sau lưng hoặc đau từ dưới lan lên vùng xương bả vai phải; có thể có cảm giác đau mơ hồ, đau cứng bụng hoặc đau nhói; đau thường đi kèm với sốt hoặc vàng da (vàng mắt và vàng da); có thể buồn nôn hoặc nôn; có thể đi đại tiện ra phân màu đất sét.

Viêm đại tràng co thắt ở người cao tuổi


Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi... dễ nhầm với đau dạ dày.




Viêm đại tràng (VĐT) có thắt (hay còn gọi là VĐT kích thích) và VĐT mạn tính là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi (NCT). Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 20% người trưởng thành mắc hội chứng này, trong đó NCT chiếm tỉ lệ khá cao.

Triệu chứng biểu hiện
Triệu chứng điển hình nhất của VĐT co thắt ở NCT là đau bụng. Triệu chứng này rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh… Đau là nỗi ám ảnh của hầu hết NCT bị VĐT co thắt, do đó không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy.

VĐT co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày). Hầu hết người bệnh sẽ hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Tuy vậy, cũng có nhiều NCT VĐT co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác muốn đi ngoài tiếp. VĐT co thắt kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cho nên người bệnh thường gầy yếu, xanh xao, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, do thiếu nước và chất điện giải, thêm vào đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật.

Một số yếu tố kích thích cơn đau là thần kinh căng thẳng, stress, uống rượu, bia, ăn chua cay... Người bị bệnh VĐT co thắt bị ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt hoặc hay nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).

Nguyên nhân của VĐT co thắt ở NCT
Nguyên nhân gây nên bệnh VĐT co thắt rất đa dạng hoặc là do viêm đường ruột bởi ăn uống phải thức ăn không hợp vệ sinh.

Ví dụ như trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp; do rối loạn nhu động ruột; do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (phân thường xuyên sống, lúc lỏng, lúc sệt, lúc rắn…); hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần… Có nhiều người bệnh khi được hỏi về các yếu tố có liên quan đến bệnh VĐT co thắt thì người bệnh cũng không thể nhớ được mình mắc bệnh vì nguyên nhân gì là chính.

Chẩn đoán VĐT co thắt ở NCT
Việc chẩn đoán VĐT co thắt khá phức tạp, do đánh giá của từng thầy thuốc mà có các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm. Nếu nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí.

Xét nghiệm vi khuẩn chỉ là một công việc khá phức tạp không phải phòng xét nghiệm vi sinh y học nào cũng thực hiện được, bởi vì nó đòi hỏi các trang thiết bị cần thiết và đầy đủ cho việc chẩn đoán vi sinh. Xét nghiệm vi khuẩn chí đường ruột người ta sẽ cho biết tỷ lệ vi khuẩn Gram dương và tỷ lệ vi khuẩn Gram âm có trong đường ruột (trong phân lấy xét nghiệm) khi tỷ lệ này thay đổi có nghĩa là bị loạn khuẩn.

Nếu nghi do bị giun, người ta sẽ soi phân qua kính hiển vi quang học để tìm các loại trứng giun, sán; nếu VĐT với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội oi đại tràng để đánh giá tình trạng của niêm mạc đại tràng xem có u, polyp, viêm - loét hay không… Khi nội soi đại tràng, nếu có u hoặc loét, bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết xác định lành tính hay ác tính.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh
Muốn điều trị và phòng bệnh tốt cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không để bệnh trở thành mạn tính. Cần vệ sinh an toàn thực phẩm tốt từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến phải đảm bảo vệ sinh.

Những loại thức ăn nào dễ gây VĐT co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, chua, cay trong các bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi, sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…). Cần vệ sinh môi trường sống luôn sạch, đẹp. Tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân mình và dễ thực hiện nhất.


AloBacsi.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Thực phẩm trị bệnh loét dạ dày

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày.


Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều.
Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng.  Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Ở một số người, có thể do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hóa kém dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày.
Cảm xúc tiêu cực hại dạ dày
Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận động ở dạ dày.
Điều này cũng làm rối loạn tiêu hóa, ăn kém, ăn không tiêu, thức ăn ứ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngày nay, những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố quan trọng gây bệnh.
Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP.
Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập hội chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến những yếu tố tâm lý. Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị...
Tuy nhiên, qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống tiêu hóa. Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hóa ban đầu sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.
Ăn thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt.
Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất, cho việc tiêu hóa thức ăn. Hạt thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
Ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỉ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính.
Ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng magnesium, selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả.
Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hữu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.
Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bữa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày.
Lớp tế bào này tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại.  Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau: Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8 g.

Không nên uống nước súp trong bữa ăn

Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hóa cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước súp, nước canh trong bữa ăn. Bù lại, cách xa bữa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh súp.
Uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hòa sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhầy để chữa vết loét. Người bị loét dạ dày không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.
Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hòa cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.
 
 (Theo Người lao động)

Những thực phẩm “cứu nguy” cho gan

Gan giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, chức năng gan suy yếu bạn sẽ dễ gặp phải những rắc rối như trướng bụng, đầy hơi gây nên những rắc rối với hệ tiêu hóa.

Nhanh chóng bổ sung những thực phẩm dưới đây vào trong chế độ ăn uống để “cứu nguy” cho lá gan.

Tỏi và hành
 
Là hai loại gia vị làm dậy mùi thức ăn, rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Không chỉ có tác dụng trong quá trình nấu nướng và xét dưới góc độ y học thì đây còn là những “vị thuốc” có khả năng thải độc và thanh lọc rất tốt.
Khi được thu nạp vào cơ thể chất  allicin và selenium sẽ có chức năng “dọn dẹp” những chất hóa học, độc tố, chất ô nhiễm đang định cư trong cơ thể và nhất là đang “ẩn nấp” trong lá gan. Chính vì thế, học cách “kết thân” với hành và tỏi để tận thu những lợi ích tuyệt vời của nó với lá gan.
Bưởi
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong bưởi và các chất chống oxy hóa trong nó sẽ hỗ trợ lá gan trong quá trình hoạt động của nó.
Mỗi ngày ăn bưởi đều đặn hoặc uống một ly nước ép bưởi sẽ kích thích lá gan tiết ra loại enzyme có tác dụng đào thải chất độc carcinogen và độc tố trong gan ra bên ngoài.
Tinh dầu oliu
 
Tinh dầu oliu thuộc nhóm tinh dầu có lợi cho sức khỏe, là “người bạn” của trái tim, không gây béo phì và thích hợp với người có chế độ ăn kiêng, giảm cân hoặc bệnh nhận mắc tiểu đường, gút.
Trong tinh dầu oliu có chứa chất béo omega 3 axit chính là loại chất béo đảm đương những vai trò to lớn với sức khỏe. Khi được thu nạp vào cơ thể tinh dầu oliu sẽ đào thải độc tố và hóa chất gây hại ở gan, hạn chế nguy cơ “thẩm thấu” của chúng vào trong máu.
Vậy nên trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên thay đổi chất béo có hại từ mỡ động vật bằng chất béo có lợi có trong tinh dầu oliu.
Chanh
Hương vị chua thanh mát của chanh sẽ nhanh chóng giải nhiệt những cơn khát trong mùa hè nóng bức. Một lượng lớn vitamin C trong chanh cùng lượng axit dồi dào trong nó sẽ giúp thanh lọc các bộ máy trong cơ thể và tất nhiên không loại trừ lá gan.
Nước chanh được sử dụng với mục đích giải khát, bù nước, thải độc tố và giã rượu, hãy bắt đầu một ngày mới bằng một ly nước chanh ấm để kích thích tinh thần làm việc và tăng khả năng sáng tạo.
Trà xanh
Là thức uống dân dã và quen thuộc với tất cả mọi người, thực tế uống trà xanh là thói quen có lợi cho sức khỏe. Bạn sẽ “tận thu” được hàng tá những công dụng từ loại thức uống bình dân này.
Điển hình là chất EGCG và các chất chống oxy hóa trong trà xanh sẽ giúp hỗ trợ chức năng của lá gan, giúp gan đảm nhận tốt vai trò của nó.
Ngoài ra uống trà xanh mỗi ngày còn giúp bạn phòng ngừa được chứng bệnh ung thư, viêm nhiễm và đạt được hiệu quả thanh lọc cơ thể.
Sữa chua 
Những vi khuẩn sống lên men trong sữa chua cùng những vi chất vốn có của nó sẽ “tống khứ” những độc tố ở trong gan, gây nên tình trạng suy giảm chức năng gan. Đồng thời sữa chua cũng tham gia tích cực vào qúa trình tiêu hóa, là “vũ khí” để giúp bạn tránh được những rắc rối như đầy bụng, khó tiêu…
Mỗi ngày ăn 1 – 2 hũ sữa chua có thể trộn thêm hoa quả tươi sẽ “cộng điểm” cho lá gan của bạn và là loại mỹ phẩm tuyệt vời cho làn da.

Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là diệp hạ châu
 
Đừng vội từ chối thức uống này đơn giản chỉ vì nó không có vị ngọt ngào như bạn tưởng. Thực chất theo đông y thì đây là một loại thảo dược tuyệt vời dành cho gan.  Đặc biệt hỗ trợ thải độc gan, viêm gan, xơ gan hiệu quả. Bạn có thể dùng lá và thân cây này để pha trà hãm lấy nước uống thay nước bình thường, tuy nhiên không nên uống khi đói.
Song song với các giải pháp trên, bạn nên uống nhiều nước (1,5-2 lít/ ngày) để hỗ trợ, thanh lọc gan đồng thời giảm nguy cơ sỏi thận.
Nghệ
Loại gia vị màu vàng này có chứa chất hóa học curcumin - thành phần hoạt động có hiệu quả nhất trong nghệ, không dễ kiếm tìm trong nhiều loại thực phẩm. Minh chứng chỉ ra rằng với liều lượng khoảng 50 mg chất này vào cơ thể mỗi ngày, chúng sẽ hỗ trợ khả năng giải độc cho lá gan của bạn.
 (Theo VTC News)

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có chiều hướng tăng

Nếu môi trường không sạch sẽ, nguy cơ mắc nhiễm bệnh rất cao. Tại Việt Nam, có hơn 70% tỷ lệ người lớn và trên 39% trẻ nhỏ nhiễm HP cao.

Ngày 18/5, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, cho biết tình hình bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa.
Đây cũng là căn bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển, ước tính tỷ lệ bệnh gia tăng mỗi năm khoảng 0,2%.
Phân tích các yếu tố bệnh lý cho thấy, nguyên nhân mắc bệnh thường gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, những người làm việc trí óc, người bị đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan…
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến yếu tố chính thường mắc bệnh là do nhiễm HP (Helicobacter pylori). Các enzym do HP giải phóng ra gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng nếu môi trường không sạch sẽ, nguy cơ mắc nhiễm bệnh rất cao. Tại Việt Nam, có hơn 70% tỷ lệ người lớn và trên 39% trẻ nhỏ nhiễm HP cao.
Các chuyên gia khuyến cáo, để không mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, cần có chế độ ăn uống hợp lý (không nên ăn quá nhiều chất kích thích như quá chua hoặc quá cay; bữa ăn cuối cùng trước lúc đi ngủ phải cách ít nhất 4 giờ; không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm…).
Thay vào đó, cần bổ sung các thực phẩm như sữa, trứng, phomát; thực phẩm giàu đạm chế biến qua luộc, hấp, om thì dễ hấp thu; thực phẩm ít mùi vị như tinh bột, cơm nếp nát, bánh mỳ; một ít dầu ăn sống có tác dụng bài tiết dịch vị… để phòng tránh bệnh.

 (Theo Kinh tế & Đô thị)

Sau khi ăn hay bị ợ hơi, dấu hiệu của bệnh gì?

Sau khi ăn, một số người thường bị ợ và cảm thấy “thỏa mãn” vì nhẹ bụng hơn. Tuy nhiên, chứng ợ hơi lại tiềm ẩn một căn bệnh nguy hiểm.

Thực quản là một ống thẳng được tạo thành từ nhiều lớp mô và cơ, có thể giãn nở, tạo những sóng nhu động đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
Ở đáy thực quản có một cơ vòng gọi là cơ vòng thực quản dưới, hoạt động như một cái van: khi nuốt thức ăn, cơ vòng này sẽ mở ra để thức ăn đi xuống dạ dày, sau đó nó sẽ đóng lại để ngăn không cho các chất chứa trong dạ dày trào ngược lên.
Khi cơ vòng này hoạt động không tốt thì acid và thức ăn từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.
Chứng ợ nóng là tình trạng acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và vì thực quản không có lớp màng bảo vệ như dạ dày nên bị acid làm tổn thương, gây ra cảm giác đau rát.
Đây cũng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay GERD (gastro esophageal reflux disease). Nếu triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn thì không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số trường hợp sau sẽ dẫn đến tình trạng cơ vòng hoạt động không tốt khiến cho acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản cũng gây ra ợ nóng, như đang mang thai, thoát vị khe thực quản, bị dư cân, ăn quá nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn, và mặc quần áo chật gây chèn ép lên dạ dày.
Bên cạnh đó, một số thói quen ăn uống cũng gây nên tình trạng ợ nóng như: thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều cà chua, hay thức ăn có vị cay, vị chua.
Một số thực phẩm khác nữa là cà phê, rượu, sôcôla, đường, bạc hà và kể cả trường hợp sau một bữa ăn thịnh soạn hay ăn trước giờ đi ngủ.
Triệu chứng này cũng có khi là do uống một loại thuốc nào đó như Aspirin hay khi bạn hút thuốc.
Đối với các thai phụ, chứng ợ nóng thường gặp trong các tháng cuối thai kỳ do trọng lượng của em bé chèn ép vào dạ dày làm cơ vòng thực quản mở ra khiến acid trào ngược lên thực quản.
Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu nuốt khó, nuốt đau, sụt cân không giải thích được, đau ngực, nuốt nghẹn hay chảy máu tiêu hóa (ói ra máu, đi cầu phân đen) kèm theo chứng ợ nóng là những triệu chứng nguy hiểm.
Nếu không chữa trị dứt điểm thì chứng ợ nóng hoàn toàn có khả năng trở thành chứng ợ nóng mãn tính hay còn gọi là chứng trào ngược thực quản dạ dày (GERD).
Từ chứng GERD có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm khác nặng hơn. Như việc ợ nóng liên tục sẽ gây viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau, loét thực quản, hẹp thực quản (do tổn thương viêm kéo dài hình thành sẹo co kéo gây chit hẹp lòng thực quản).
Một số ít có thể bị thực quản Barrett’s (một dạng biến đổi tế bào ở thực quản thành tế bào bình thường khác nhưng chỉ có ở ruột) có thể gây ung thư thực quản về sau trong một số trường hợp.
Acid do trào ngược kéo dài có thể kích thích họng (gây viêm họng, viêm thanh quản làm khàn tiếng kéo dài), bị hít vào phổi gây viêm phổi hít. Một số trường hợp có thể có triệu chứng của bệnh suyễn.
Và nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, thậm chí, có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn như xơ hóa phổi hoặc dãn phế quản nếu không được điều trị.
Để giảm chứng ợ nóng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xem liệu bệnh nhân có phải loét dạ dày hay các bệnh khác gây ra triệu chứng ợ nóng hay không bằng phương pháp chụp X-quang có cản quang để khảo sát thực quản, dạ dày, ruột non; nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán bệnh, đánh giá mức độ nhằm đưa ra xử trí thích hợp. Có thể hạn chế chứng ợ nóng bằng những cách sau:
- Chia nhỏ các cữ ăn chính thành nhiều cữ nhỏ và ăn chậm
- Tránh mặc quần áo quá chật
- Giảm lượng cân nặng thừa
- Nâng cao vai và đầu so với dạ dày khi nằm ngủ
- Tránh các chất tạo ra quá nhiều acid gây tình trạng nóng rát dạ dày như thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu, cà chua, sôcôla, ...
- Ngừng hút thuốc
- Nhai kẹo cao su hoặc ngậm thuốc dạng kẹo (giúp kích thích tiết nước bọt nhiều hơn, góp phần làm giảm acid ở thực quản trào lên từ dạ dày).
Nếu các biện pháp đơn giản trên không làm giảm bớt tình trạng nóng rát thực quản, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn để làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp làm trống dạ dày. Khi uống thuốc điều trị bạn đừng đi đâu trong vòng 15 phút.
 
 (Theo Doanh Nhân Sài Gòn) 

Ăn uống với người viêm đại tràng mạn tính

Nếu bị tiêu chảy: không nên ăn chất xơ, không ăn rau, củ, quả sống, các loại trái cây chế biến dạng khô...

Bệnh lý viêm đại tràng mãn thực ra nó là tên gọi chung cho một nhóm bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp là do vi trùng lao, Amibe. Ngoài ra, còn một số bệnh viêm đại tràng mãn khác mà không tìm rõ căn nguyên như viêm đại tràng xuất huyết.
Đại tràng là đoạn ruột tiếp theo sau khi kết thúc đoạn ruột non, nó có chức năng là tái hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, các chất khoáng, điện giải, vì thế nếu do một nguyên nhân nào đó gây xáo trộn chức năng hay gây ra tình trạng viêm nhiễm ở đoạn ruột này ta gọi là viêm đại tràng.
 Người viêm đại tràng cần ăn nhiều chất xơ nếu bị táo bón

Để chẩn đoán được căn nguyên của bệnh viêm đại tràng mạn tính thường phải dùng đến những phương tiện cận lâm sàng như X-Quang đại tràng có cản quang để khảo sát hình ảnh của đại tràng hay dùng phương pháp nội soi đại tràng, nhưng hiện nay phương pháp hữu hiệu nhất là nội soi đại trực tràng. Tuy nhiên, nội soi đại tràng có chống chỉ định nên không phải lúc nào và bệnh nhân nào cũng nội soi được.
Về điều trị viêm đại tràng mãn tính, ngoài việc dùng thuốc tùy theo nguyên nhân gây bệnh thì chế độ ăn cũng góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng tùy theo giai đoạn của bệnh góp phần làm giảm sự kích thích niêm mạc của đại tràng giúp cho đại tràng có cơ hội được nghỉ ngơi nhằm nâng cao khả năng hồi phục của đại tràng. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn phù hợp theo các trình tự như sau:
Trong những ngày không có triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể tự do lựa chọn những món ăn hợp khẩu vị, giàu chất dinh dưỡng để ăn và bồi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng với những chất kích thích như thức ăn có nhiều chất cay, tuyệt đối không được dùng cà phê, chocolate, trà hay các chất giàu chất béo, chất mỡ như các món ăn xào, chiên… vì khi đó sẽ làm cho niêm mạc đại tràng gia tăng kích thích và bệnh sẽ nặng thêm. Thông thường tâm lý của người bệnh là rất kiêng dè không dám ăn bất kể là khi có hoặc không có triệu chứng của bệnh, vì sợ ăn vào sẽ làm cho đau đớn, khó chịu cho nên rất dễ xảy ra tình trạng suy nhược cơ thể.
Khi có triệu chứng của bệnh, tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta thực hiện chế độ ăn cho thích hợp.
Nếu bị táo bón: cần tăng cường thêm chất xơ để cải thiện tình trạng đi tiêu đồng thời phải thực hiện tiết chế giảm chất mỡ, giảm chất béo. Cần chia các bữa ăn chính ra thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, có thể 2 - 3 giờ ăn một lần để giảm tải cho đại tràng.
Nếu bị tiêu chảy: không nên ăn chất xơ, không ăn rau, củ, quả sống, các loại trái cây chế biến dạng khô, trái cây đóng hộp. Tuy nhiên, trái cây xay thì có thể dùng được.
Các sản phẩm từ sữa, tốt nhất là không dùng vì trong sữa có đường lactose là một loại đường rất khó tiêu hóa hơn nữa trong sữa còn có chất đạm có thể gây phản ứng dị ứng ở đường ruột làm cho niêm mạc ruột sưng phù gây nên tình trạng tiêu chảy nhiều hơn. Tuy nhiên đối với sữa đậu nành thì ta có thể dùng được vì trong sữa đậu nành không có những chất gây hại trên đại tràng.
Với người bệnh viêm đại tràng mãn tính, khi có các bệnh lý đau nhức đi kèm thì mỗi khi điều trị cần khai báo cẩn thận với bác sĩ điều trị về bệnh viêm đại tràng mãn. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở các hiệu thuốc về điều trị đau nhức vì các thuốc giảm đau kháng viêm thuộc nhóm nonsteroides như Aspirine, Ibuprofenè, Voltarene… có tác dụng gây loét niêm mạc đường tiêu hóa trong đó có niêm mạc đại tràng dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Người bệnh viêm đại tràng mãn tính phải có tinh thần lạc quan, an tâm trong điều trị, tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ, tránh âu lo phiền muộn, nhất là stress sẽ làm tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng, khó khỏi.
 (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Đi ngoài phân đen - Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đi ngoài phân đen, trong đó có loại đi ngoài phân đen do trọng bệnh, thậm chí phải cấp cứu.

Đi ngoài phân đen có thể là bệnh lý nhưng đôi khi là chuyện bình thường.
 
Trong cuộc sống hằng ngày nhiều người thỉnh thoảng thấy đi ngoài phân đen hoặc có trường hợp đột ngột thấy đi ngoài phân đen kèm theo hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, thậm chí truỵ tim mạch. Trong trường hợp đi ngoài phân đen do bệnh lý thì cần hết sức cẩn thận bởi có thể là trọng bệnh hoặc phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Vì sao đi ngoài phân đen?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đi ngoài phân đen, trong đó có loại đi ngoài phân đen do trọng bệnh, thậm chí phải cấp cứu. Đi ngoài phân đen do ăn uống thì thường không phải là bệnh lý mà do thức ăn hoặc do màu sắc của thức ăn, ví dụ như người ăn tiết luộc hoặc ăn bánh gai sau một thời gian ngắn, thức ăn được tiêu hoá nhưng màu của thức ăn vẫn còn làm cho phân có màu đen.
Ảnh minh họa - nguồn Internet
 
Trong những trường hợp này, cần hết sức bình tĩnh và tự xem xét sức khoẻ bản thân mình có thay đổi gì không (mạch có nhanh không, có hoa mắt, chóng mặt không và nếu có điều kiện thử kiểm tra huyết áp có thấy thấp hơn bình thường không hoặc bắt mạch xem có nhanh không?). Về mặt bệnh lý nếu đi ngoài ra phân đen thường có tổn thương hệ hô hấp hoặc tổn thương ở phần trên hệ tiêu hoá (từ thực quản đến hành tá tràng). 
 
Có một số trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc chảy máu lúc cắt amidan người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hoá, qua một chặng đường từ mũi họng xuống thực quản, dạ dày, xuống ruột bởi tác động của dịch vị và dịch ruột làm cho hồng cầu biến chất và trở thành đen. Chảy máu thực quản do khối u hoặc do vỡ tĩnh mạch thực quản cũng làm cho người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hoá và một thời gian sau đó đi ngoài thấy phân có màu đen. 
 
Xuất huyết dạ dày, đặc biệt là xuất huyết dạ dày - tá tràng là những trường hợp hay gặp ở người bệnh có tiền sử loét dạ dày - tá tràng. Phân của người bệnh do xuất huyết dạ dày - tá tràng có màu đen kịt giống như màu nhựa đường hoặc như bã cà phê kèm theo mùi hết sức đặc trưng mà người ta thường ví như mùi cóc chết.
 
Trong các trường hợp đi ngoài phân đen do xuất huyết ở phần trên ống tiêu hoá (từ tá tràng ngược lên thực quản) hoặc thuộc đường hô hấp trên, người bệnh thường có kèm theo các dấu hiệu bất thường về mạch và huyết áp (huyết áp tụt, mạch nhanh),vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, da mặt tái nhợt, nhất là xuất huyết dạ dày, tá tràng, vỡ tĩnh mạch thực quản. 
 
Các loại xuất huyết đường tiêu hoá ở thấp hơn (từ ruột non đến hậu môn) thường là máu đỏ tươi tức là màu của hồng cầu còn nguyên vẹn chưa bị mất màu. Đó là các bệnh như chảy máu do bệnh thương hàn (do vi khuẩn Salmonella gây ra), bệnh lồng ruột hay gặp ở trẻ em, bệnh loét túi thừa Meckel, bệnh viêm ruột xuất huyết hoại tử.
 
Một số trường hợp phân lẫn máu tươi tạo thành màu như máu cá, điển hình là bệnh lỵ trực khuẩn (do Shigella) mà thể bệnh nặng nhất, rõ rệt nhất là lỵ do Shigella shiga. Bệnh lỵ amíp cũng làm xuất hiện phân có máu nhưng là máu đỏ tươi kèm theo nhiều chất nhày được tiết ra lẫn với phân và máu (gọi là phân có máu, mũi). 
 
Ngoài ra người ta còn thấy một loại bệnh mạn tính kéo dài làm cho người bệnh thường đau bụng lâm râm ở vùng thượng vị và phân luôn luôn có màu đen, người bệnh thiếu máu trường diễn, đó là bệnh giun móc. Bệnh giun móc là do một loại giun có các móc ở hàm của chúng, khi hút máu chúng ngoạm 2 răng vào niêm mạc của tá tràng, ruột non, khi đã hút máu no, chúng ngừng nhưng máu vẫn chảy ri rỉ do độc tố của giun móc tiết ra làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu và quá trình tạo máu.
 
Khi đi ngoài ra phân đen nên làm gì?

Nếu thấy phân đen không có liên quan gì đến thức ăn hoặc nước uống thì cần đi khám bệnh ngay, nhất là những ai đang mắc bệnh về dạ dày, tá tràng hoặc bệnh về gan (xơ gan). Những trường hợp này nếu đi ngoài ra phân đen là hết sức cẩn thận bởi vì nếu không sẽ bị truỵ tim mạch rất nguy hiểm cho tính mạng. 
 
Cũng cần lưu ý là đi ngoài ra phân đen bởi bệnh lý là những trường hợp cần cấp cứu nội khoa khẩn trương và thậm chí cấp cứu ngoại khoa (trong trường hợp cấp cứu nội khoa không cầm được sự chảy máu thì phải can thiệp ngoại khoa để cầm máu). Những người sinh sống ở vùng canh tác rau, đặc biệt là có dùng phân bắc để bón cho hoa màu mà hay bị đau bụng lâm râm kèm theo phân đen, da xanh, ngồi xuống - đứng dậy thấy hoa mắt chóng mặt thì cũng rất cần đi khám bệnh ngay.

 
(Theo Sức khỏe & Đời sống)