Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Làm gì khi thiếu acid dịch vị?

Với một chế độ ăn uống nghèo nàn, không phong phú các loại thực phẩm, chắc rằng chúng ta có thể thấy sức khỏe đối mặt với cả hai vấn đề tiêu hóa và miễn dịch


Nên uống nước chanh sau khi ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe - Ảnh: Hoài Linh
Nên uống nước chanh sau khi ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe - Ảnh: Hoài Linh
Khi cơ thể già đi, acid trong dạ dày có xu hướng giảm dần do sự lão hóa của tế bào thành. Thêm vào đó, với một chế độ ăn uống nghèo nàn, không phong phú các loại thực phẩm, chắc rằng chúng ta có thể thấy sức khỏe đối mặt với cả hai vấn đề tiêu hóa và miễn dịch

Trước hết, chúng ta cần biết rằng acid dạ dày tốt cho cơ thể.
Vì sao cần acid dạ dày?
Acid dạ dày hoặc acid hydrochloric (HCl) là một chất xúc tác tiêu hóa rất mạnh. HCl có chức năng quan trọng, gồm:
- Các chất đạm trong thịt, cá, thực vật không thể hấp thu nếu HCl bước đầu không phá vỡ các protein ở dạ dày thành các chuỗi acid amin nhỏ hơn.
- Giúp kích thích tuyến tụy và ruột non sản xuất các enzym tiêu hóa cần thiết để phân cắt thêm chất bột, chất đạm và chất béo thành các đơn chất mà cơ thể hấp thu vào máu.
- Ngăn ngừa bệnh bằng cách giết vi khuẩn gây bệnh và nấm men thường có trong thực phẩm.
Khi cơ thể già đi, acid trong dạ dày có xu hướng giảm dần do sự lão hóa của tế bào thành. Thêm vào đó, với một chế độ ăn uống nghèo nàn, không phong phú các loại thực phẩm, chắc rằng chúng ta có thể thấy sức khỏe đối mặt với cả hai vấn đề tiêu hóa và miễn dịch.
Suy dinh dưỡng, lão hóa sớm có thể do thiếu acid dịch vị?
Chúng ta có thể ăn nhiều protein và vẫn bị suy dinh dưỡng do thiếu protein, nghe thì lạ nhưng đơn giản vì protein không được phân cắt do thiếu hụt HCl. Điều này làm tăng mức độ cortisol, do đó làm tăng glucose (đường huyết) trong máu.
Cortisol cao ảnh hưởng xấu đến hành vi và tính khí của bạn, thường hay nóng, giận, bứt rứt. Khi tình trạng này kéo dài, cuối cùng tuyến thượng thận trở nên cạn kiệt và DHEA, các hormone duy trì sự trẻ trung, bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến lão hóa sớm.
Do vậy trên bệnh nhân thiếu hụt acid dạ dày lâu ngày thường ốm, hay đầy bụng, tính khí nóng nảy, hay cáu gắt, dễ bị ốm khi thay đổi thời tiết, khó thích nghi khi thay đổi thức ăn, ăn chế độ nghèo nàn, không đa dạng các nhóm đạm, đường, béo, rau xanh, lại kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng.
Cách nào giúp nâng acid dạ dày?
1. Nên uống nhiều nước có vị chua như chanh, cam không? Câu trả lời là nên uống bổ sung nhưng vừa phải, đúng và chú ý thời điểm dùng. Nên pha nước chanh với độ chua vừa phải, cho thêm mật ong hoặc đường mạch nha.
Theo sinh học, acid dịch vị tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, sáng sớm chưa ăn gì, dịch vị nhiều acid, uống nước chanh là bổ sung acid có lợi khi ta thiếu, nhưng tăng nguy cơ tổn thương dạ dày nếu nồng độ acid tăng vọt quá nhanh.
Vì vậy nên uống một cốc vừa nước chanh hoặc cam sau khi ăn sáng hoặc sau khi ăn trưa 60-90 phút.
2. Thêm các loại thức ăn và đồ uống lên men vào chế độ ăn uống của bạn như sữa chua... Có thể bổ sung pha một gói men bánh mì vào một ly nước ấm và uống khi bụng đói (vào buổi sáng và uống một giờ trước khi ăn).
Nếu đã ăn, nên uống sau hai giờ. Không bao giờ trộn với trái cây hoặc rau ép vì nó sẽ lên men. Có thể dùng đến 2-3 gói/ngày nếu cần thiết.
3. Giảm bớt tiêu thụ lượng đường trắng. Thay thế bằng các loại chất ngọt có thêm thành phần men tiêu hóa như đường mạch nha (di đường).
4. Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Tăng các loại protein thực vật có tính kiềm như rau dền, bắp cải, giá đậu, đặc biệt các loại rong biển, tảo biển như tảo spirulina, tảo xoắn... vừa bổ sung các chất đạm đơn cho cơ thể vừa giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa, nên dùng trong hoặc ngay sau ăn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Loạt dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề


Tại Việt Nam, các vấn đề về đường tiêu hóa luôn đứng đầu trong danh sách các bệnh nội khoa. Chúng có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu rất cơ bản như:
Đau bụng
Đây là dấu hiệu điển hình cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp trục trặc. Bạn có thể bị đau dữ dội hoặc âm ỉ. Nhiều trường hợp cơn đau diễn ra ở khắp khoang bụng và thậm chí lan ra cả khu vực đối diện sau lưng. Khi bị đau bụng ở vùng bên phải kèm sốt, bạn cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa. 
Đau âm ỉ ở vùng trên rốn kèm ợ chua là triệu chứng của bệnh dạ dày. Đau quặn bụng đi ngoài, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Đó cũng có thể là lời cảnh báo cho sự tồn tại của các khối u ở vùng bụng.
Loạt dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề - Ảnh 1.
Chướng bụng, ợ hơi
Hiện tượng chướng bụng, ợ hơi là do lượng hơi tăng lên bất thường trong đường tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra là do thiếu hụt lượng men chuyển hóa trong cơ thể, rối loạn hệ vi khuẩn. Nếu bạn bị dịch trào lên miệng khi ợ chua thì đừng bỏ qua căn bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số ca mắc ung thư dạ dày.
Thói quen đại tiện thay đổi
Dấu hiệu này trở nên nặng dần theo thời gian. Người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa cảm thấy đau bụng theo từng cơn, có lúc táo bón, có lúc tiêu chảy. Thời gian đi đại tiện trong ngày cũng thay đổi thất thường. 
3Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu này có nghĩa là hàm lượng vi khuẩn có hại và vi khuẩn có ích ở trong thân thể không còn ở mức cân đối, lượng vi khuẩn có hại đã có mặt nhiều hơn và tấn công thành ruột tự đó vô cùng dễ dàng gây ra các căn bệnh tại đường ruột như: viêm đại tràng, ruột bị kích thích, ung thư đại tràng,…
Loạt dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề - Ảnh 2.
Nôn mửa
Buồn nôn và nôn là một phản ứng thường thấy của cơ thể phản ứng lại các tác nhân có hại được đưa vào đường ruột. Tình trạng nôn mửa sau khi ăn có thể do nhiễm khuẩn, ngộ độc, ăn quá no, cơ thể dị ứng với đồ ăn hoặc các vấn đề tâm lý như hồi hộp, lo lắng quá mức. Ngoài ra, bị nôn thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như: viêm ruột thừa hay tắc nghẽn đường ruột,…
Chán ăn, khó tiêu
Biểu hiện của chứng chán ăn, khó tiêu là ăn kém, ăn không ngon miệng mà vẫn luôn thấy đầy bụng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trên như làm việc quá sức, dùng thuốc kéo dài hoặc nguy hiểm hơn là loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, loạn khuẩn ống tiêu hóa, ung thư đại tràng... Do đó, khi bị chán ăn, khó tiêu mà nghỉ ngơi không hết, bạn nên đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Cảm thấy lo lắng
Một bài báo gần đây được công bố trên tạp chí Annals of Gastroenterology đã đưa kết luận rằng, các vi khuẩn đường ruột tiết ra một số loại chất hóa học được sử dụng ở não. Chính vì vậy, chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta phản ứng với căng thẳng và lo lắng. Ruột là bộ não thứ hai của cơ thể. 
Nghiên cứu cho thấy những người bị lo âu và trầm cảm cũng có hệ vi khuẩn đường ruột không giống so với người thường. Lợi khuẩn trong đường ruột nhất định có thể làm giảm mức độ cortisol căng thẳng và hành vi lo lắng. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ là chìa khóa cho rất nhiều những căn bệnh không tên.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Xử lý thế nào khi có dấu hiệu bị trĩ

Bổ sung chất xơ, trái cây vào khẩu phần ăn, hạn chế chất béo, đường tinh chế và dùng thuốc điều trị trĩ cấp là lời khuyên của các chuyên gia với bệnh nhân bị bệnh trĩ.


Bệnh trĩ được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại trĩ sẽ có những triệu chứng riêng, do đó người mắc trĩ cần biết rõ thông tin để phát hiện bệnh, chọn cách điều trị phù hợp.
Các triệu chứng bệnh trĩ
Biểu hiện ban đầu và thường gặp nhất của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Chảy máu thường xảy ra ở bệnh nhân có kèm theo triệu chứng táo bón. Ban đầu, máu dính trên phân, nhỏ giọt, mức độ nghiêm trọng thì máu chảy thành tia. Nếu tình trạng xuất huyết kéo dài, người bệnh có thể bị thiếu máu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ thứ hai là sa búi trĩ. Sa búi trĩ là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh bắt đầu chuyển biến nặng. Ở độ 2, búi trĩ sa xuống rồi có thể tự co lên được, đến độ 3 trĩ sẽ sa xuống phải dùng tay nhét vào. Ở độ 4, trĩ sa hoàn toàn.
Dấu hiệu đau rát hậu môn khi đi vệ sinh, nhất là khi táo bón hoặc tiêu chảy. Cảm giác đau rát trong và sau khi đại tiện kéo dài đến vài giờ xảy ra ở bệnh diễn tiến nặng hơn, có thể bị nứt hậu môn hay biến chứng như trĩ tắc mạch, áp xe hậu môn.
xu-ly-the-nao-khi-co-dau-hieu-bi-tri
Bệnh nhân trĩ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám
Các phương pháp điều trị trĩ cấp
Theo ThS.BS Dương Phước Hưng - Trưởng Phân khoa Hậu môn, BV Đại học Y dược TPHCM, ngoài những xét nghiệm thông thường, người bệnh cần thực hiện các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như nội soi hậu môn trực tràng, nội soi đại tràng. 
Cách này giúp loại trừ những tổn thương gây chảy máu không chỉ ở trực tràng mà còn ở toàn bộ đại tràng, giúp phát hiện sớm các bệnh khác như polyp đại tràng, túi thừa đại tràng, viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn, di dạng mạch máu đại tràng (Angiodysplasia), ung thư đại trực tràng.
Sau khi chẩn đoán bệnh trạng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân trĩ. Người bệnh ở giai đoạn nhẹ, khi búi trĩ còn nhỏ được tư vấn sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ để cầm máu chỉ trong vòng 3 ngày đầu và giảm hoàn toàn các triệu chứng trĩ trong vòng 7 ngày của toàn bộ liệu trình.
Hiện nay, người bệnh có thể mua những loại thuốc chữa bệnh trĩ không cần kê toa ở các tiệm thuốc tây. Thuốc có hiệu quả nhanh chóng, chấm dứt các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Những loại thuốc chữa bệnh trĩ này đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu lâm sàng quốc tế, chứng nhận có khả năng giúp người bệnh thoát khỏi triệu chứng đau rát, chảy máu, viêm nhiễm giúp cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân trĩ được thoải mái hơn.
Ở bệnh nhân trĩ giai đoạn nặng (độ 3,4), có các biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn gây đau đớn, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng bệnh và các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Hưng cũng chia sẻ thêm, trong suốt quá trình điều trị trĩ, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi bệnh trạng. Ngoài phương pháp điều trị chuyên môn như dùng thuốc để điều trị dứt điểm ở giai đoạn trĩ cấp hoặc kết hợp uống thuốc sau quá trình phẫu thuật thì thời gian điều trị trĩ dài hay ngắn còn liên quan đến các bước tự chăm sóc, thay đổi lối sống.
Bệnh nhân trĩ cần bổ sung thêm chất xơ, trái cây vào khẩu phần ăn, uống thêm nhiều nước để hỗ trợ việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Cần hạn chế ăn nhiều chất béo, đường tinh chế, đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu và nên dừng uống bia, rượu.
xu-ly-the-nao-khi-co-dau-hieu-bi-tri-1
Điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn
Ngoài ra, trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi nhiều, đứng lâu và nâng vật nặng làm tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Nuốt khó coi chừng có bệnh ung thư thực quản

Ung thư thực quản tuy không phổ biến như dạ dày nhưng nguy cơ tử vong cao do khi phát hiện thường muộn, việc điều trị khó đạt hiệu quả tốt. Bệnh thường gặp ở đàn ông trên 50 tuổi.



Rượu gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có các bệnh ung thư đường tiêu hóa - Ảnh minh họa: T.T.D.
Rượu gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có các bệnh ung thư đường tiêu hóa - Ảnh minh họa: T.T.D.
Bệnh nhân N.T.D., 80 tuổi, nhập viện vì ăn uống không được, ăn gì vào cũng ọe trớ và bị ho sặc sụa khi ăn uống. Từ ba tháng trước, bệnh nhân hay tức ngực khi ăn uống nhưng không đi khám do chủ quan. Qua nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện có khối u thực quản rất cứng gây bít hẹp và vào đường thở.
Đây là trường hợp ung thư thực quản giai đoạn trễ đã bít hẹp hoàn toàn thực quản và 
rò sang phế quản.
Triệu chứng
Thực quản là ống nối từ họng xuống dạ dày để đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày. Triệu chứng ung thư thực quản rất nghèo nàn, nhất là ở giai đoạn sớm: có khi không có triệu chứng hoặc chỉ nuốt đau, nuốt vướng hay đau ngực khi ăn uống nhưng các triệu chứng này không rõ ràng và thoáng qua, nên rất dễ bị bỏ qua.
Trong thực tế ngồi phòng khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân ít chú ý các triệu chứng này và thường 
không đi khám bệnh.
Vì thế, chúng ta cần lưu ý đến sức khỏe của mình khi có biểu hiện nuốt khó hoặc nuốt nghẹn, cụ thể là người bệnh có cảm giác mắc nghẹn, không thể nuốt thức ăn vào hoặc cảm giác có cục gì chặn lại giữa cổ họng rất khó chịu, nếu cố gắng nuốt sẽ cảm giác bị ngạt thở, tức ngực, thậm chí bị ọe ngược ra.
Ban đầu chỉ là nghẹn với thức ăn to, cứng, sau đó sẽ đến thức ăn mềm hơn cũng nghẹn, khi bệnh tiến triển thì thức ăn lỏng như cháo cũng nghẹn, thậm chí nước uống cũng nghẹn.
Nếu có nuốt nghẹn là bệnh đã tiến triển, khối u lớn và làm hẹp ít nhất 1/2 lòng thực quản.
Biến chứng
Biến chứng chủ yếu của bệnh là tình trạng suy kiệt dần do không ăn uống được. Ngoài ra người bệnh còn bị chèn ép xâm lấn khí - phế quản gây khó thở. Bệnh cũng gây ra tình trạng xâm lấn, tạo một đường rò từ thực quản sang đường thở (khí - phế quản) gây ho sặc thường xuyên hoặc gây viêm phổi.
Một nguy cơ khác là di căn phổi, di căn xương, di căn gan.
Tuy nhiên, biến chứng xuất huyết tiêu hóa rất ít gặp.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện tại chưa rõ nguyên nhân gây ung thư thực quản nhưng các bác sĩ ghi nhận các yếu tố sau làm chúng ta dễ mắc bệnh ung thư thực quản:
+ Uống rượu bia, hút thuốc lá.
+ Ăn thức ăn có nhiều chất nitrate (có trong thành phần của đồ hộp, thịt nguội).
+ Thói quen ăn uống quá nóng, nhất là uống trà quá nóng.
+ Bị viêm loét thực quản do tự tử hóa chất trước đó (nhất là thuốc tẩy).
+ Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.
Điều trị
Các phương pháp điều trị phổ biến được dùng là: phẫu thuật cắt bỏ thực quản; hóa trị và xạ trị hỗ trợ trước phẫu thuật.
Trong trường hợp bệnh không phẫu thuật được, bác sĩ sẽ đặt ống thông trong thực quản qua đường nội soi giúp bệnh nhân tạm ăn uống được. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, việc phẫu thuật sẽ cho kết quả tốt hơn.
Đặc biệt, nếu khối u còn nhỏ và chưa ăn sâu vào các lớp bên dưới, bác sĩ sẽ dùng phương pháp "cắt hớt niêm mạc qua nội soi", tức là qua đường nội soi từ đường miệng vào, bác sĩ sẽ lột bỏ lớp ung thư thực quản.
Lưu ý là việc điều trị triệt để ung thư thực quản giai đoạn trễ có kết quả rất hạn chế. Khi phát hiện sớm, khả năng điều trị triệt để và tỉ lệ sống còn sẽ cao hơn nhiều.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thiếu hay thừa acid dịch vị cũng hại như nhau

Dư thừa acid dịch vị gây viêm loét dạ dày tá tràng và điều trị nhằm trung hòa hoặc giảm tiết acid là nền tảng cho điều trị hiện nay.

Tuy nhiên, thiếu hụt acid dịch vị cũng gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, triệu chứng đôi khi lại rất giống thừa acid dịch vị nhưng ít được nhắc đến.
Từ đó, bệnh nhân cứ ám ảnh “bị viêm dạ dày là hiển nhiên thừa acid”, dẫn đến điều trị không đúng, dùng nhiều thuốc giảm tiết dịch vị hoặc kiêng khem quá mức trong ăn uống làm tình trạng càng nặng.
1. Hậu quả của thiếu hụt acid dịch vị:
* Gãy xương hông: liệu pháp dùng chất ức chế bơm proton lâu dài, đặc biệt là ở liều cao, làm tăng nguy cơ gãy xương hông. Tỉ lệ tử vong trong năm đầu tiên sau khi gãy xương hông là 20%.
* Phát triển quá mức của vi khuẩn: ít nhận thấy trên lâm sàng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng kém hấp thu và tăng bệnh suất do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, đặc biệt ở người trung niên. Triệu chứng lâm sàng thường thấy ở các bệnh nhân này như: tiêu chảy mãn tính, phân mỡ, thiếu máu hồng cầu to, giảm cân, bệnh đường ruột do mất protein.
Hình minh họa. Internet
Hình minh họa. Internet

2. Những nguyên nhân liên quan đến tình trạng thiếu acid dịch vị:
- Hen phế quản, đái tháo đường, loãng xương, viêm khớp, viêm gan, chàm, khô da, vẩy nến, herpes, cường hoặc nhược giáp, bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, nhược cơ...
- Ngoài ra, ngay chính viêm dạ dày thường thiếu hơn là thừa acid dịch vị, trong khi đó loét tá tràng thường là thừa acid dịch vị. Thay đổi tình trạng viêm mãn tính liên quan đến nhiễm trùng Helicobacter pylori trong dạ dày cũng có thể gây ra những thay đổi tế bào thành gây giảm tiết acid HCl.
- Phẫu thuật cắt dạ dày.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra suy giảm tiết acid liên quan đến người lớn tuổi. Theo một báo cáo của Segal và cộng sự khảo sát trên 1.590 bệnh nhân, tỉ lệ mắc của chứng thiếu dịch vị (achlorhydria) là 19% trong khoảng 50 tuổi và 69% trong khoảng 80 tuổi.
3. Dấu hiệu và triệu chứng:
* Giảm độ acid có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh trào ngược dạ dày (GERD) như nóng, rát, đầy bụng sau bữa ăn.
* Hơn nữa, nồng độ acid trong dạ dày thấp liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn, mà có biểu hiện triệu chứng như: tiêu chảy hoặc kém hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc vitamin, dễ bị nhiễm ký sinh trùng, dị ứng thức ăn tăng hơn. Đôi khi là táo bón, đi cầu cảm giác không hết phân.
* Acid dạ dày thấp có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng thông qua kém hấp thu các chất điện giải cơ bản (Mg, Zn...) và vitamin (bao gồm cả vitamin C, vitamin K và nhóm vitamin B) dẫn đến các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu ác tính, các vấn đề thần kinh cơ lành tính đến các bệnh đe dọa tính mạng.
* Các tình trạng khác như hơi thở có mùi hôi, ngứa hậu môn, móng dễ gãy, giảm vị giác, giảm cảm giác thèm ăn, mụn...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ung thư đại tràng vì trong ruột chứa đầy "vật" này mà không biết

Polyp đại tràng là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng, xảy ra cả ở người trẻ, người già và có yếu tố di truyền trong gia đình.

Polyp bám đu ruột
Mới đây, BVĐK Đức Giang, Hà Nội vừa cấp cứu cho chị Nguyễn Thị Thảo (trú tại Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, gần đây chị bị đi ngoài ra máu.
Lúc đầu, chị Thảo còn tưởng đó là trĩ vì trước đó chị đã điều trị trĩ nội. Chị tự mua thuốc thực phẩm chức năng về uống nhưng càng uống càng không đỡ.
Khi đau bụng không chịu đựng được nữa chị mới đến bệnh viện khám, qua nội soi bác sĩ phát hiện ở đại tràng của chị có một khối polyp khủng.
Kích thước lên đến 2,5 - 3 cm. Các bác sĩ đã phải nội soi cắt khối polyp này. Sau đó sinh thiết để tầm soát ung thư. Rất may mắn, khối polyp chưa bị K hóa.
Cháu  Bùi Lan Hương (10 tuổi, ở Yên Hòa, Yên Môn, Ninh Bình) hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được chẩn đoán đa polyp trực tràng.
Theo lời chị Nguyễn Thị Mai  khoảng 1năm trước, cháu Hương bắt đầu xuất hiện triệu chứng chán ăn, hay bị đau bụng âm ỉ và sút cân không rõ nguyên nhân.
Các bác sĩ ở BV Bạch Mai đã tiến hành nội soi tiêu hóa và phát hiện cháu Hương bị polyp hồi tràng và đa polyp đại trực tràng. Nội soi đại tràng cho thấy hồi tràng có polyp kích thước 0,6 cm. Dọc đại trực tràng có nhiều polyp cuống to kích thước 0,5 - 3 cm.
Đây là một trường hợp tương đối đặc biệt. Bệnh nhân có nhiều polyp to nên khó thực hiện và chi phí tốn kém, gia đình cháu lại rất khó khăn. Tuy nhiên, để kịp thời cứu chữa cho cháu, các bác sỹ đã tích cực tìm nguồn tài trợ và tiến hành cắt các polyp qua nội soi.
Nếu không xử lý kịp thời, các polyp sẽ tiếp tục phát triển to dần, khiến cháu bé ngày càng còi cọc, sụt cân và không thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.
Hơn nữa, nếu để lâu sẽ dẫn đến các nguy cơ khác như rối loạn tiêu hoá kiểu ỉa chảy, chảy máu tiêu hóa, thậm chí có thể bị ung thư hóa.
Bệnh nhân có nhiều polyp cuống to nên sợ nhất là vấn đề cầm máu trong khi làm thủ thuật. Các bác sỹ đã phải dùng 06 kẹp clip và 02 thòng lọng endoloop để cầm máu cho bệnh nhân.
Polyp trực tràng có thể gây ung thư
Theo BS.CKI Vũ Huy Hiền - Phó trưởng khoa phụ trách khoa Thăm dò chức năng của BVĐK Đức Giang Hà Nội cho biết, polyp tiêu hóa chủ yếu là polyp ở đại tràng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng.
Triệu chứng của bệnh polyp thường không có gì đặc biệt. Một số trường hợp có đi ngoài ra máu, rối loạn phân, đau bụng thường khi kích thước polyp to và có biến chứng chảy máu, tắc ruột, nếu lớn có nguy cơ ung thư hóa.
Polyp chia làm hai loại là polyp tăng sản và polyp tuyến. Polyp tăng sản thường không bao giờ thành ung thư nhưng polyp tuyến thì có tỉ lệ thành ung thư đại trực tràng cao, chủ yếu ung thư đại tràng là ung thư biểu mô tuyến.
Bệnh nhân bị polyp cần được theo dõi và nếu polyp to bác sĩ sẽ cắt. Bình thường, polyp tuyến càng lớn thì tỉ lệ ung thư hóa càng cao. Khoảng 20% những polyp tuyến có kích thước > 1cm trở thành ung thư.
Chính vì vậy khi cắt polyp tuyến đại tràng cũng là một cách nhằm loại trừ sớm nguy cơ ung thư.
BS Hiền khuyến cáo bệnh nhân nên nội soi định kỳ để theo dõi polyp tiêu hóa. Đặc biệt khi gia đình và người thân có người bị polyp hoặc ung thư đại - trực tràng.
Vấn đề khó khăn trong điều trị polyp đường tiêu hóa là, đôi khi khó phân biệt được polyp tăng sản hay polyp tuyến có tiềm năng hóa ác qua việc nội soi đường tiêu hóa.
Do đó, người bệnh cần được thăm khám qua nội soi đường tiêu hóa nhằm phát hiện sớm polyp tuyến, giảm tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư đại - trực tràng nói riêng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Gỡ rối nỗi lo táo bón

Quan niệm trước đây cho rằng táo bón là khoảng thời gian mỗi lần đi tiêu cách xa nhau nhưng gần đây các bác sĩ đánh giá tình trạng táo bón ở một người không chỉ ở khoảng thời gian giữa các lần đi tiêu mà ở tính chất của phân.
Một người nếu vài ngày mới đi tiêu nhưng phân vẫn thành khuôn, mềm, dễ đi thì chưa gọi là táo bón, ngược lại một người ngày nào cũng đi nhưng phân khô, cứng, mỗi lần đi phải rặn nhiều, chảy máu, phân dê... thì bị coi là táo bón.
Táo bón gây hậu quả thế nào?
rau củ quả chứa nhiều chất xơ rất tốt cho người táo bón
Rau củ quả chứa nhiều chất xơ rất tốt cho người táo bón
Bạn không nên để tình trạng táo bón kéo dài. Cần đi khám bác sĩ ngay khi thấy tình trạng táo bón kéo dài trong một tuần lễ. Bởi khi để tình trạng này kéo dài khiến cho phân bị giữ lâu trong lòng trực tràng sẽ được cơ thể thẩm thấu nước ngược trở lại, khiến phân trở nên khô cứng, làm cho người bệnh càng khó đi tiêu, gây xước thành trực tràng, nứt kẽ hậu môn. 
Hơn nữa khi bị táo bón kéo dài, trực tràng sẽ bị căng giãn hơn so với bình thường mà cơ chế của lòng trực tràng là cứ phải đầy phân trong lòng trực tràng mới gửi kích thích đến hệ thần kinh trung ương tạo phản xạ mót đi tiêu. Vì vậy khi chưa đủ số lượng phân thì không có phản xạ đi tiêu. 
Đối với người táo bón do trực tràng bị căng giãn, phình ra nên đòi hỏi số lượng phân phải nhiều hơn bình thường mới tạo tín hiệu để có phản xạ đi tiêu. Đây là cái vòng luẩn quẩn khiến người bị táo bón lại càng táo bón. 
Hơn nữa khi bị táo bón kéo dài khiến cho chất độc từ phân có điều kiện ngấm ngược trở lại cơ thể rất hại cho sức khỏe, lâu ngày dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn, phình đại tràng, trĩ, sa trực tràng, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng...
Những người bị táo bón lâu ngày, bụng thường bị đầy, tiêu hóa không tốt, ăn mất ngon, lâu ngày dẫn đến người gầy yếu, suy dinh dưỡng...
Các nhóm thuốc trị táo bón
Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil): nhóm thuốc này chứa chất xơ, chất sợi (từ vỏ, hạt, củ), chất nhầy (thạch rau câu), cám lúa mì, được cấu tạo gồm những hạt rất nhỏ có thể giữ một thể tích nước gấp nhiều lần thể tích của chúng. Khi uống vào thuốc sẽ hút nước làm tăng thể tích phân ở trực tràng tạo phản xạ đi tiêu tự nhiên. Nhóm thuốc này có tác dụng tương đối chậm nhưng ít can thiệp vào hoạt động bình thường của đại tràng hơn những thuốc nhuận tràng khác.
Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn.
Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax): dùng bơm hậu môn. Thuốc chứa dầu khoáng chất (parafin) và các chất giúp thấm nước tốt (glycerin). Không dùng thuốc quá lâu ngày vì có thể làm kích ứng niêm mạc trực tràng, làm tổn thương niêm mạc trực tràng.
Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara): thuốc tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Không nên dùng thuốc này quá một tuần vì chúng có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy. Không dùng nhóm thuốc này cho phụ nữ có thai và chỉ dùng khi những điều trị khác bị thất bại.
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị: Hiện nay trên thị trường nở rộ rất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ táo bón mà trong thành phần của các sản phẩm này thường là các loại chất xơ thiên nhiên, các loại vi sinh vật có lợi cho đường ruột, các loại thảo dược có tính nhuận tràng... 
Tuy nhiên người bệnh cần cân nhắc kỹ, vì dù là các chất có lợi cho hệ tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng nhưng giá thành của các thuốc này không nhỏ, hơn nữa người bệnh phải dùng trong một thời gian dài, nếu không phù hợp với cơ địa người bệnh còn có thể bị dị ứng...
Các biện pháp ngoài thuốc
Có thể dùng phương pháp điều trị kết hợp hỗ trợ như dùng sữa chua hoặc sữa bột có bổ sung chất xơ, trà thảo dược...
Sau khi điều trị bằng thuốc giúp cơ thể vượt qua giai đoạn bất bình thường trong bài tiết, cần điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập cho phù hợp. Massage đối với trẻ nhỏ, đi cầu đúng giờ và đều đặn, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng, năng vận động để kích thích nhu động ruột hoạt động. 
Buổi sáng ngủ dậy sau khi súc miệng cần uống một cốc nước lọc đầy, sẽ có tác dụng nhuận tràng và kích thích nhu động ruột tạo phản xạ đi ngoài dễ dàng, tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho người lớn. Trẻ em thì cần điều chỉnh chọn thời điểm cung cấp nước cho bé thích hợp, tránh uống nước trước khi ăn, kể cả buổi sáng khi mới ngủ dậy, để việc uống nước hạn chế táo bón cho bé không ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trĩ

Thờ thẫn trước sảnh khu khám bệnh, anh Nguyễn Đình Công ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi là tài xế taxi thường xuyên ngồi nhiều. Hồi trước, tôi hay bị táo bón, đại tiện có chút máu nhưng nghĩ do nóng trong người nên chủ quan. Tới khi phát hiện chỗ ngồi liên tục xuất hiện vết máu, tôi đi khám và được chẩn đoán trĩ đã ở giai đoạn 3, phải mổ”.
Anh Công cũng giống nhiều trường hợp khác không biết cách sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ, dẫn đến điều trị muộn và kết quả không như mong muốn. 
ThS.BS Dương Phước Hưng - Trưởng khoa Hậu môn - Trực tràng của BV Đại học Y dược TPHCM cho biết, trĩ là bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất với khoảng 50% dân số mắc bệnh. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón kéo dài, mang thai khiến cho đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng, giãn, sung huyết, viêm.
Bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người chủ quan hoặc biết nhưng giấu bệnh. Chỉ đến khi biến chứng xảy ra như choáng, mất nhiều máu, nhiễm trùng do búi trĩ thòi ra không co lên được, người bệnh mới đến bệnh viện.
Trĩ được phân biệt thành 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ở trĩ nội, búi trĩ nằm bên trong trực tràng nên người bệnh không sờ thấy. Sau đó, do táo bón kéo dài, ngồi nhiều khiến búi trĩ bị viêm, gây nóng rát, và có thể sa ra ngoài ống hậu môn, chảy máu. Vì vậy, mọi người phải cảnh giác vì trĩ nội thường chỉ nhận biết được khi ở giai đoạn nặng.
Với trĩ ngoại, các tĩnh mạch trĩ nằm ở khu vực dưới da, rìa ngoài hậu môn bị giãn, sau đó bị gấp khúc, viêm, tạo nên búi trĩ. Người bệnh mới đầu có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần đi đại tiện hay ra máu, sờ thấy búi trĩ và đau rát nhiều hơn khiến không thể ngồi, đứng như bình thường. Trĩ ngoại sớm được phát hiện sẽ dễ điều trị hơn trĩ nội.
Với trĩ hỗn hợp, người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội, vừa bị bệnh trĩ ngoại. Khi trĩ sa, không co lên được, kết hợp với các búi trĩ ngoài rìa hậu môn dễ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm vì các tĩnh mạch bị viêm sưng từ trong ra ngoài hậu môn, gây chảy nhiều máu, nhiễm trùng máu nghiêm trọng. Chi phí phẫu thuật trĩ hiện nay từ 15-25 triệu đồng mỗi ca, tùy vào phương pháp áp dụng. Đây là gánh nặng với nhiều gia đình vì vậy người bị trĩ hỗn hợp rất cần được điều trị sớm.
nhung-yeu-to-gay-nen-benh-tri-xin-bai-edit
Bệnh trĩ gây phiền toái cho nhiều người nếu không được điều trị bằng thuốc trị trĩ hiệu quả
Theo BS Hưng, bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ sẽ dễ điều trị và có thể chữa tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, chuối, táo, lê, khoai, bí đỏ kết hợp với thiết lập lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, kiêng uống bia rượu. Quan trọng hơn, bệnh nhân cần dùng thuốc trị trĩ hiệu quả giúp khống chế búi trĩ và cầm máu. 
Y học hiện đại đã nghiên cứu ra thuốc chữa trĩ có chứa thành phần flavonoid vi hạt tinh chế giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng dai dẳng. Thuốc đã được nghiên cứu lâm sàng quốc tế. Khi vào cơ thể, thuốc trị trĩ nhanh chóng được hấp thụ qua niêm mạc ruột, giúp cầm máu chỉ trong 3 ngày đầu, giảm hoàn toàn triệu chứng đau rát, vướng víu khó chịu trong vòng 7 ngày của toàn bộ liệu trình. Thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa trĩ tái phát.
Các chuyên gia khuyên, để phòng tránh bệnh trĩ nên lưu ý những điều sau:
- Không nên quá lo lắng, giấu bệnh hay tự ý điều trị vì dễ gây biến chứng hẹp hậu môn, nhiễm trùng, phải phẫu thuật rất tốn kém.
-  Tránh ăn các thực phẩm cay hoặc bia, rượu.
-  Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, trái cây, khoai lang, chuối, đu đủ, bồ ngót, bông cải xanh.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Nếu công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn nên hẹn thời gian để có thể đứng dậy đi lại, vận động 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 45-60 phút.
- Tập thể dục như chạy bộ, yoga, cầu lông, tennis, bơi lội 2-3 lần mỗi tuần.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ăn lẩu dễ bị ung thư đại trực tràng

Lẩu được đun sôi trong thời gian dài khiến cho các axit amin của thực phẩm bị hòa tan trong nước, sinh ra lượng lớn nitrite là chất gây ung thư.

Ăn lẩu không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Health Sina.
Ăn lẩu không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Health Sina.
Theo Health Sinalẩu là món ăn được nhiều người ưa thích, nhưng ít ai biết rằng ăn lẩu thường xuyên dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa và ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu lý giải như sau:
Lẩu thường được chế biến với rất nhiều nguyên phụ liệu tươi sống chứa rất nhiều sán dây như thịt dê, thịt bò, đặc biệt là thịt heo. Nếu không được chế biến kỹ, các loại ký sinh trùng trong thực phẩm không bị diệt trừ hoàn toàn, khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa. Dù vậy, nếu nấu quá chín thực phẩm lại bị mất dinh dưỡng.
Các cơ quan như khoang miệng, cuống họng và dạ dày của con người chỉ chịu được nhiệt độ cao tối đa từ 50 - 60 độ. Khi ăn thực phẩm quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính. 
Thức ăn được đưa vào cơ thể hàng ngày, vì vậy nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không được chữa trị kịp thời, dần dần gây ra bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa.
Lẩu được đun sôi trong thời gian dài khiến cho các axit amin trong thực phẩm bị hòa tan phần lớn vào nước, sinh ra lượng lớn nitrite, đây là chất gây ra bệnh ung thư. Nếu thi thoảng ăn lẩu thì không chịu ảnh hưởng gì, nhưng ăn thường xuyên món ăn này sẽ dễ xuất hiện u ác tính ở đường tiêu hóa.
Ung thư đại trực tràng là một trong những hiện tượng thường gặp nhất về u ác tính trong hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu từ chế độ ăn uống không khoa học, đặc biệt thường gặp ở người trung niên.
Đại trực tràng là bộ phận cấu thành của hệ tiêu hóa. Do vậy các chuyên gia khuyên mọi người nên tăng cường ý thưc phòng bệnh bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể là:
- Giảm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Ăn các loại thực phẩm luộc, hấp, hầm, hạn chế ăn đồ nướng, xông khói.
- Kiêng ăn gia vị cay, không hút thuốc lá, uống rượu.
- Chỉ ăn protein chất lượng cao, bữa ăn nên thanh đạm, nhiều rau.
- Mỗi ngày chỉ ăn tối đa 65 g thịt, mỗi tuần không quá 500 g. Hạn chế ăn các loại thịt heo, dê, bò, thay bằng các loại cá, tôm, thịt có màu trắng.
- Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng phòng ung thư như nấm hương, hành tây, tỏi, quả khế, măng tây…
- Chú ý bổ sung rau quả hàng ngày, đặc biệt là cà rốt, cà chua, quả bầu, cam, quýt, dưa hấu, dâu tây…để bổ sung vitamin C và carotin.
- Ăn một lượng thích hợp quả óc chó, đậu phộng, các chế phẩm sữa, thịt nạc, hải sản để bổ sung vitamin E. Chú ý ăn các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như cá, nấm, mạch nha…
- Thay thế một phần lương thực chính như gạo, bột mì bằng lương thực phụ như ngô, sắn, khoai, đậu…


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Ung thư dạ dày: Những triệu chứng sớm

Phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không được phát hiện kịp thời do những dấu hiệu ung thư dạ dày thời kỳ đầu không rõ rệt.


Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?

Trên thế giới, mỗi năm có hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày và Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc ung thư dạ dày cao. Việc nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dày để phòng tránh kịp thời căn bệnh nguy hiểm này là điều vô cùng cần thiết.

Phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không được phát hiện kịp thời do những dấu hiệu ung thư dạ dày thời kỳ đầu không rõ rệt. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu: Chướng bụng đầy hơi. Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rõ rệt. 
Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng này mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.

Ợ chua, nóng ruột (nóng dạ dày)

Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn này thường có cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm. Một số trường hợp sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng, khi đi khám có thể bị chẩn đoán nhầm sang viêm dạ dày. Sút cân, mệt mỏi.

Hiện tượng này xuất hiện do bệnh nhân có biểu hiện chán ăn lâu ngày. Thực tế chán ăn mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết của những người mắc ung thư dạ dày. Nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám. 
Những bệnh nhân mắc bệnh thời gian dài, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen, hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu.

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn: Đau bụng dữ dội, thời gian đau lâu, uống thuốc không đỡ.Những biểu hiện dưới đây của ung thư dạ dày giai đoạn muộn thực chất là những biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn sớm nhưng biểu hiện nặng hơn.

Sút cân và thiếu máu

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối khả năng di căn cao. Thông thường là trực tiếp xâm lấn sang các tạng xung quanh như tụy, gan, đại tràng ngang… hoặc cũng có thể di căn hạch ổ bụng, hạch cạnh dạ dày, di căn xa... Bên cạnh đó, khối u dạ dày có thể dẫn tới các biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử, tắc .v.v…

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có biểu hiện đau thượng vị, chán ăn, sút cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, đại tiện ra máu hoặc phân đen v.v…
Nuốt nghẹn, nôn. Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu đau dạ dày khác như hiện tượng nuốt nghẹn, nôn. Ung thư dạ dày có thể dẫn tới thủng dạ dày cấp, đau bụng, viêm phúc mạc. 
Một số trường hợp lại có biểu hiện tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới, sốt… Ung thư dạ dày giai đoạn cuối triệu chứng rất rõ rệt, vì vậy khiến bệnh nhân rất đau đớn. Việc phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Mẹo hay chữa đau dạ dày trong tích tắc

Khi bị đau dạ dày, bạn có thể tự giảm cơn đau của mình bằng các cách sau.
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo làm giảm nhanh cơn đau và hỗ trợ việc chữa đau dạ dày hiệu quả.
Trà gừng
Mẹo hay chữa đau dạ dày trong tích tắcCó thể chữa đau dạ dày bằng cách uống một ly trà gừng
Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng có đặc tính chống viêm và chống ôxy hóa. Một tách trà gừng có thể làm giảm ngay cơn đau dạ dày. Gừng đồng thời có tác dụng giảm buồn nôn và ói mửa. Người bệnh chỉ cần thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày. Ngoài ra, cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.
Nước muối ấm
Nước muối ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng tại nhà hiệu quả mà còn có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt. Khi người bệnh có các triệu chứng đau dạ dày, hãy cho một thìa muối vào nước ấm, khuấy đều cho muối tan hết. Hãy uống nước muối ấm ngay lập tức để chấm dứt tình trạng đau, co thắt và rối loạn chức năng dạ dày.
Mẹo hay chữa đau dạ dày trong tích tắcUống nước muối ấm giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng
Nước ép bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày. Người bệnh chỉ cần nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày sẽ dịu bớt cơn đau. Ngoài ra có thể cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng. Uống 2-3 lần trong ngày. Đây là một trong những cách tự nhiên để trị đau dạ dày hiệu quả.
Nước chanh
Loại nước này được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn và ói mửa. Đây là một trong những biện pháp khắc phục chứng đau bụng và chuột rút tốt nhất. Có thể nhai một vài lá bạc hà hoặc làm nước ép từ lá bạc hà. Hoặc cũng có thể cho 2-3 thìa đường nước chanh tươi vào nước ấm và khuấy đều. Uống 2-3 cốc nước chanh mỗi ngày để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày.
Mẹo hay chữa đau dạ dày trong tích tấcMột cốc nước chanh với 2-3 thìa đường sẽ làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả
Giấm rượu táo
Một trong những biện pháp tự nhiên trị bệnh đau dạ dày là giấm rượu táo. Nó được dùng để điều trị chứng khó tiêu, hỗ trợ hấp thu các vitamin và khoáng chất, bên cạnh đó là đặc tính kháng khuẩn, rất hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau dạ dày. Người bệnh chỉ cần pha loãng ba muỗng cà phê giấm rượu táo trong một cốc nước ấm, uống 3 lần mỗi ngày trước các bữa ăn.
Chườm ấm bụng
Lăn nhẹ chai nước nóng trên bụng là cách cứu trợ khẩn cấp khi bị đau dạ dày. Lăn trong vòng 5 phút rồi ngưng một thời gian, lặp lại quá trình này nhiều lần, cơn đau dạ dày sẽ giảm nhanh chóng.
Người bệnh nên lưu ý tránh sử dụng các loại đồ ăn bơ sữa trong một vài ngày bởi trong đó có các vi sinh vật không có lợi cho dạ dày. Tránh đồ ăn cay, có mỡ hoặc đồ ăn ngọt. Thay vào đó ăn nhiều rau, củ, quả để làm dịu cơn đau. Ngoài ra, nên ăn các đồ ăn nhạt giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn khi bị đau dạ dày



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Gắp thức ăn cho nhau tặng vi khuẩn chết người

Vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP), nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có rất nhiều đường lây, đặc biệt có thể lây qua đường ăn uống.

Một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại một bệnh viện tư nhân lớn ở Hà Nội cho biết việc gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, viêm gan A, đặc biệt là vi khuẩn HP - một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày.

Bà Nguyễn Thị Tốn 65 tuổi, trú tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội - một bệnh nhân bị ung thư dạ dày từ 3 năm trước cho biết, bà bị viêm loét dạ dày 20 năm nay. Nhiều lần đi xét nghiệm dịch vị dạ dày, bác sĩ đều cho biết bà bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP nhưng không thể điều trị dứt điểm được loại vi khuẩn này. Điều bà Bốn lo lắng nhất là từ viêm loét dạ dày, bệnh đã tiến triển sang ung thư. Các biểu hiện của bệnh như những cơn đau bình thường bà vẫn gặp nên bà chủ quan chỉ uống nghệ đen, mua thuốc bắc về uống.
Đến khi đau quá, bà xuống BV Đa khoa Xanh Pôn, bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư dạ dày giai đoạn 2b, phải cắt 2/3 dạ dày. Mặc dù bệnh ung thư đã được khống chế nhưng bà Tốn vẫn rất lo lắng vì con trai và con gái của bà cũng bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bà sợ mình đã góp phần làm bệnh lây sang các thành viên khác trong gia đình.
Về vấn đề lây vi khuẩn HP, GS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch hội Nội khoa Việt Nam cho biết vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP lây lan qua rất nhiều đường khác nhau, nhưng HP có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu thông qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng nước ta rất cao là do thói quen ăn uống chung đụng.
Theo thống kê của hội tiêu hóa, hiện nay có đến 95% số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP. Bệnh phát triển mãn tính có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa.
BS Đặc Thế Căn - Nguyên Phó giám đốc BV K, Hà Nội cho biết hiện nay số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa đang tăng, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày, đại tràng, căn bệnh liên quan đến lối sống, ăn uống hàng ngày của mọi người.
BS Căn lo ngại vì nhiều người bị viêm loét dạ dày sau đó tiến triển thành ung thư. Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày và ung thư dạ dày khó phân biệt, đều là đau rát vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.
Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh và đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317