Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Nhận biết các thể viêm đại tràng

Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính ở niêm mạc đại tràng, có thể tổn thương toàn bộ hoặc khu trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân.




Các nguyên nhân thường gặp là: nhiễm khuẩn (lao, lậu, thương hàn, phó thương hàn, tụ cầu, liên cầu...), nhiễm kí sinh trùng (lỵ amip, Giardia lamblia), nhiễm virut (Cytomegalovirus, Herpes simplex...), nhiễm nấm, đặc biệt là nấm Candida, sau dùng thuốc, nhất là một số kháng sinh hay gây viêm đại tràng như sulfamit, metronidazole, tetracyclin... ngoài ra còn có bệnh viêm loét đại tràngvô căn, bệnh Crohn.
Viêm đại tràng do amip
Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân có những triệu chứng đi tiêu phân nhầy lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát. Chẩn đoán dựa vào việc khảo sát phân để tìm amip hoặc làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán amip. Chụp đối quang kép hoặc nội soi đại tràng sinh thiết có thể thấy được những hình ảnh tổn thương loét đặc hiệu ở đại tràng giúp cho chẩn đoán.
Khi được chẩn đoán xác định là mắc lỵ amip, bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng một trong các thuốc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) hoặc nhóm di-iodohydroxyquinolin.
Nhận biết các thể viêm đại tràng 1

Viêm đại tràng do lao (lao ruột)
Thường thứ phát sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột có hình ảnh lao khi chụp Xquang phổi). Cũng có thể gặp lao ruột nguyên phát do bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao qua đường ăn uống. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào từng vị trí bị tổn thương.
Thể loét tiểu tràng, đại tràng: Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao, tiêu chảy kéo dài; Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt. Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu; Suy kiệt nhanh, xanh xao, biếng ăn. Có bệnh nhân sợ ăn vì ăn vào thì lại đau bụng, tiêu lỏng; Thể to - hồi manh tràng: Bệnh nhân hết đại tiện lỏng lại đại tiện, phân lẫn máu nhầy mủ, không bao giờ phân bình thường. Nôn mửa và đau bụng. Khám hố chậu phải thấy u mềm, ấn đau di động ít; Thể hẹp ruột: Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên, đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò. Sau khoảng 10-15 phút, nghe có tiếng hơi di động trong ruột và cảm giác hơi đi qua chỗ hẹp, có dấu hiệu Koenig. Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì.
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân. Xquang và nội soi đại tràng sinh thiết cho thấy những hình ảnh tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao.
Chủ yếu là điều trị nội khoa, theo phác đồ của lao. Ngoài chế độ dùng thuốc, cần kết hợp chế độ ăn giàu đạm và sinh tố, kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng. Chỉ đặt vấn đề điều trị ngoại khoa khi có biến chứng thủng ruột hoặc tắc ruột.
Viêm đại tràng màng giả
Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn C.difficile là loại vi khuẩn thường trú ở ruột, bình thường không gây bệnh nhưng do sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn ruột. Bệnh diễn tiến mạn tính gây những tổn thương màng giả ở đại tràng, làm bệnh nhân tiêu chảy nước hoặc có lẫn máu, kèm theo sốt và triệu chứng nhiễm độc do độc tố vi khuẩn. Chẩn đoán dựa vào cấy phân tìm vi khuẩn, nội soi đại tràng kèm sinh thiết.
Để điều trị, trước hết cần ngưng sử dụng những kháng sinh không cần thiết, dùng vancomycin 125mg x 4 lần/ngày hay metronidazole (flagy) 250mg x 4 lần/ngày trong 10 ngày.
Viêm loét đại tràng vô căn
Bệnh không tìm thấy nguyên nhân như vi khuẩn, ký sinh trùng nấm hay nhiễm virut ở đại tràng. Nguyên nhân có thể liên quan đến những rối loạn miễn dịch và xảy ra trên những bệnh nhân bị stress nặng. Triệu chứng bao gồm đau quặn bụng từng cơn, phân nhầy máu kèm sốt, sụt cân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng đau do viêm các khớp hoặc viêm đốt sống. Bệnh có thể diễn tiến thủng ruột hoặc phình đại tràng và ung thư hóa. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết. Về điều trị, cần cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, tránh sữa, dùng các thuốc chống tiêu chảy. Đôi khi cần phải dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch. 
Khi xảy ra biến chứng xuất huyết ồ ạt, nhiễm độc hoặc thủng đại tràng, cần phải mổ cấp cứu. Chỉ định cắt toàn bộ đại tràng khi sinh thiết đại tràng thấy có tình trạng loạn sản hoặc không đáp ứng điều trị.
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, viêm đại tràng mạn tính còn có thể gặp trong các bệnh như bệnh Crohn, viêm đại tràng trên bệnh nhân bị AIDS, viêm trực tràng do Chlamydia, do lậu, viêm hậu môn - trực tràng do Herpes simplex virus, viêm đại tràng sau xạ trị vùng bụng và chậu... Việc chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng do những nguyên nhân trên thường rất khó khăn và phức tạp. Để chẩn đoán xác định viêm đại tràng mạn tính, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, cấy phân thì nội soi đại trực tràng kèm theo sinh thiết là điều kiện bắt buộc và là tiêu chuẩn vàng. Tùy theo nguyên nhân mà có thuốc điều trị đặc hiệu khác nhau, ngoài ra còn dùng thêm các thuốc giảm đau, chống co thắt... Bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần đến các cơ sở y tế khám và có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Các tác nhân gây bệnh tiêu hóa kém

Kém vệ sinh, ăn uống không đúng giờ giấc, chọn lựa các loại thực phẩm kém tươi ngon...  đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa gồm một tập hợp các cơ quan như: dạ dày, ruột già, ruột non, trực tràng… có nhiệm vụ chuyển thức ăn thành dưỡng chất và hấp thu các dưỡng chất này vào máu để cung cấp cho cơ thể. Nhưng giống những bộ phận khác trong cơ thể, nếu không được chăm sóc cẩn thận, hệ tiêu hóa cũng gặp "trục trặc" như: viêm ruột thừa, đau dạ dày... Dưới đây là các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa:
Ăn uống kém về sinh
 
Việc thường xuyên ăn uống tại các quán xá vỉa hè, nhà hàng kém vệ sinh hay mua thực phẩm không rõ nguồn gốc... đều là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột... Để tránh gặp phải vấn đề với hệ tiêu hóa, trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh, bạn cần rửa tay bằng xà phòng có chất diệt khuẩn. Thực phẩm phải được rửa thật sạch trước khi chế biến.
Sử dụng những loại thức ăn 'kỵ' nhau
 
Theo nghiên cứu, một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng lúc có thể gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài. Trong chế biến món ăn, bạn nên lưu ý tránh những món ăn kỵ nhau như: Thịt chó không nên ăn với tỏi, dễ gây khó tiêu; củ tỏi ăn chung với cá trắm làm bụng chướng đầy hay sinh ra sán; cua ăn với mật ong, kem, làm ứ trệ ở dạ dày... Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những loại thức ăn "dị ứng" với cơ thể (nếu có) như: trứng, sữa bò, hải sản, chanh...
 
an12-jpg-1368085550-1368085687_500x0.jpg
Việc ăn uống không hợp vệ sinh hay sử dụng những loại thực phẩm 'kỵ' nhau đều khiến bạn đau bụng
 
Do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh
 
Một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này sẽ hết khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dùng kháng sinhliều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
 
Công việc căng thẳng, ăn uống thất thường
 
Bên cạnh thực phẩm kém vệ sinh thì làm việc trong môi trường áp lực, bận rộn khiến việc ăn uống không theo một thời gian nhất định cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đường ruột…
 
Vì thế, bạn nên đảm bảo có bữa ăn cân bằng và sinh hoạt khoa học, không nên ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, cũng đừng để lúc bụng "đói meo" mới nạp năng lượng. Bạn cần ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ để cải thiện đường tiêu hóa. Hãy kiểm soát căng thẳng trong công việc bằng cách thực hành kỹ thuật thở có chất lượng và các hoạt động thể chất.
 
an1-jpg-1367037155_500x0.jpg
Vừa làm việc, vừa ăn hay ăn uống vội vàng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới bệnh đau dạ dày
 
Điều trị bệnh không đúng cách
 
Nhiều người khi thấy bụng xuất hiện vấn đề như: ăn uống thường bị tiêu chảy, hay gặp phải tình trạng táo bón, đi ngoài thấy đau hậu môn... không tới bác sĩ thăm khám ngay mà tự chữa trị tại nhà bằng cách uống các loại men tiêu hóa hay bài thuốc dân gian do người xung quanh mách bảo, tự tìm kiếm trên các diễn đàn... Chính việc điều trị không đúng cáchnày khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
 
dau-bung-jpg[1460091034].jpg
Điều trị bệnh đau bụng không đúng cách chỉ khiến tình trạng của bạn càng trở nên tồi tệ
 
 
Dân gian có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vì thế, bạn cần tránh trước khi bệnh tình xảy ra bằng cách ăn uống, sinh hoạt điều độ, đi khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định, sử dụng các sản phẩm bảo vệ đường ruột, dạ dày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Và khi gặp bất cứ vấn đề gì về đường tiêu hóa nên được thăm khám để có hướng điều trị ngay lập tức.Bên cạnh đó, bạn nên ăn sữa chua hằng ngày để bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy thế nào?

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa. Xin BS cho 1 vài lời khuyên nào dành cho phụ huynh khi bé bị bệnh tiêu chảy. (Thanh Thảo, TP.HCM)


Chào bạn, 

Khi bé bị tiêu chảy, bốn nguyên tắc sau đây các phụ huynh nên biết: Uống nhiều hơn bình thường, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung kẽm, khi nào cần tái khám.

- Uống nhiều hơn bình thường: Nếu bé còn bú mẹ thì bú nhiều hơn, bú lâu hơn. Các loại nước có thể uống: Oresol, nước cháo, nước súp, nước dừa tươi, nước chín để nguội, ... Uống chậm rãi bằng muỗng hay bằng ly, không uống bằng bình sữa.

- Dinh dưỡng đầy đủ: quan niệm phải nhịn ăn hoặc chỉ ăn cháo trắng khi bị tiêu chảy là không hợp lý. Trẻ cần được ăn chia nhiều bữa nhỏ, thức ăn mềm dễ tiêu, vẫn đầy đủ thịt cá, dầu...

- Bổ sung kẽm: nhân viên y tế sẽ cung cấp.

- Khi nào cần tái khám: nếu bé có một trong các dấu hiệu sau đây thì cần phải tái khám ngay: không uống được hoặc bỏ bú, bệnh ngày càng nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn, khát nước dữ dội, phân có máu.

"Thủ phạm" khiến bạn đầy bụng, khó tiêu

Có một số thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu như các loại thực phẩm chiên, ngâm,… Do vậy, những người có chức năng tiêu hóa kém nên chú ý hạn chế những thực phẩm này.


Ảnh minh họa
Ăn nhiều thực phẩm chiên gây triệu chứng khó tiêu. Ảnh minh họa.
Đầy bụng, khó tiêu là nhóm triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn uống, thức đêm kéo dài hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Do vậy, để tránh hiện tượng này bạn nên tránh thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây:
Ăn ít thực phẩm chiên
Các loại thực phẩm chiên là những loại thực phẩm không phải dễ tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa, ăn vào gây khó tiêu, đồng thời nó cũng làm cho lipid máu tăng lên, và không tốt cho sức khỏe của bạn.
Ngoài, thực phẩm khi chiên rán sản sinh ra chất gây ung thư mạnh như polycyclic aromatic hydrocarbons. Cà phê khi bị đốt cháy benzopyrene sẽ tăng 20 lần. Bánh, đậu phụ, khoai tây chiên... do chủ yếu được chiên trong dầu đun đi đun lại nhiều lần, nhiệt độ cao sẽ sản xuất chất gây ung thư.
Ăn ít thực phẩm ngâm
Những thực phẩm này chứa muối và một số chất gây ung thư, không nên ăn.
Thực phẩm lạnh và nhiều gia vị
Ăn thực phẩm để lạnh nó sẽ gây kích ứng trên niêm mạc đường tiêu hóa có tác dụng kích thích mạnh, gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày-ruột.
Gia vị có thể tạo cho một số món ăn có vị đặc biệt nhưng nó cũng có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản. Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc. Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hoá của dạ dày, gây khó tiêu.
Chế độ ăn uống thường xuyên
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bữa ăn thường xuyên, định lượng thường xuyên, có thể hình thành một phản xạ có điều kiện giúp tiết tuyến tiêu hóa, thuận lợi hơn để tiêu hóa.
Ăn uống theo định lượng
Để tránh hiện tượng khó chịu, bạn nên ăn mỗi bữa với một lượng vừa phải, ăn 3 bữa một ngày và đúng thời gian quy định, cho dù bạn chưa cảm thấy đói, nên chủ động để ăn, tránh quá đói hoặc quá no.
Ăn uống ở nhiệt độ thích hợp
Để bảo vệ niêm mạc miệng, dạ dày, ruột.. bạn nên ăn uống với thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, là "không nóng không lạnh" .
Ăn chậm, nhai kỹ
Để giảm gánh nặng cho dạ dày, bạn hãy ăn chậm, nhai kỹ, cùng với sự tiết nước bọt có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thời gian uống thích hợp
Thời gian uống nước tốt nhất là lúc đói buổi sáng sớm và một giờ trước bữa ăn, nếu uống trong bữa ăn, nước uống sẽ làm loãng dịch dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn.
Giữ ấm
Nguyên nhân dạ dày suy giảm chức năng vì bị lạnh, vì vậy phải chú ý để làm ấm dạ dày không bị lạnh.
Triệu chứng khó tiêu:

-Trướng bụng: Bạn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi rất khó chịu.
-Buồn nôn: Sau bữa ăn bạn cảm thấy buồn nôn và rất muốn nôn. Cảm giác buồn nôn cũng có thể đi kèm với triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn nôn ra máu cần đi khám bác sĩ ngay.
-Ợ chua: ợ chua nhiều là một trong những dấu hiệu của chứng đầy bụng khó tiêu.
-Ợ nóng: Có cảm giác nóng ở phần ngực.
Tuy nhiên, nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng đầy bụng, khó tiêu vẫn "viếng thăm" bạn hoặc cường độ "gõ cửa" thường xuyên hơn thì đây có thể xem như biểu hiện của một dạng bệnh lý, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để có được những kết luận rõ ràng.

Người Việt mắc bệnh tiêu hóa ngày càng nhiều

Khoảng 70% người Việt có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn HP. Các bệnh này đứng top đầu trong nhóm bệnh nội khoa với số người mắc ngày càng cao.

Theo công bố tại hội nghị khoa học tiêu hóa các nước Đông Nam Á lần thứ 8, bệnh về đường tiêu hóa đứng top đầu trong các bệnh nội khoa tại Việt Nam. Số người thực nhiễm bệnh về tiêu hóa hiện lên đến gần 10% dân số, từ nhẹ như táo bón, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, ợ hơi, trướng bụng đến nặng hơn như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, ung thư... Con số này đang có xu hướng tăng cao do ô nhiễm nguồn nước, mất an toàn vệ sinh thực phẩm và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học...
Mỗi năm, Việt Nam có từ 11.000 người đến 12.000 người mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 người tử vong. Với ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản, con số mắc tương tự với lượng người tử vong ở mức khoảng 6.000 người.
benh-jpg-1366800365_500x0.jpg
Ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về đường tiêu hóa.Ảnh minh họa
Có nhiều yếu tố gây các bệnh về đường tiêu hóa như môi trường bị ô nhiễm nặng, thói quen ăn uống không sạch sẽ và cân bằng, chế độ làm việc căng thẳng... Các bệnh về tiêu hóa hiện ngày càng gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Các loại bệnh này tuy phổ biến và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống nhưng nhiều người vẫn thờ ơ, chưa điều trị kịp thời và dứt điểm nên dễ gây ra những biến chứng đáng tiếc. Đa số người dân chưa có có chế độ chăm sóc, bảo vệ hằng ngày để xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
 

Điều trị rối loạn tiêu hóa do bia rượu

Thông thường, rối loạn tiêu hóa do bia rượu hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể nhận diện qua 3 đặc điểm: đau bụng, trướng bụng và rối loạn thói quen đi cầu (táo bón hoặc tiêu chảy). Các biểu hiện này có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên tiếp diễn sau khi uống rượu, bia nhiều thì theo thời gian, nó có thể làm bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không được chữa trị kịp thời.
nhau-nhet.jpg
Để điều trị hiệu quả, anh cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và thực hiện một số hướng dẫn sau:
- Bổ sung các loại rau (súp-lơ, bông cải xanh, cải bắp) và rau đậu (đậu).
- Cần uống nhiều nước và tránh soda vì nước có ga có thể gây ra khí và khó chịu vùng bụng.
- Ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể làm giảm tỷ lệ đau bụng do co thắt ruột và tiêu chảy. Bữa ăn chất béo và carbohydrate cao như gạo, mì ống, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm các triệu chứng IBS .
- Một điều trị phổ biến cho IBS là việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Chất xơ giúp cho ruột tránh bị co thắt gây đau bụng. Chất xơ cũng thúc đẩy đi tiêu thường xuyên, giúp giảm táo bón. 

'Tâm thư' dạ dày cảnh báo chủ nhân

Thực tế, mọi người chịu nhiều áp lực công việc... nên phần lớn dạ dày ở trạng thái "vờ" khỏe mạnh chứ chưa chắc đã khỏe như bạn tưởng

Tớ tự giới thiệu về mình chút nhé
Nhìn tớ giống như một cái túi, thực ra tớ chính xác là một cái túi đấy chứ. Tớ rất ghét khi suốt ngày phải nghe mấy lời "bình phẩm" của mọi người rằng tớ chỉ là cái túi biết ăn không biết làm. Mặc dù về cơ bản thì... đúng là thế thật, hix.
Tớ sống ở phía dưới của trung thất, phía trên bụng, rất gần với tim. Đầu của tớ được gọi là tâm vị, cơ thể được gọi là "dạ dày thể", phía dưới cùng liền với tá tràng gọi là môn vị. Tớ có khả năng căng phình rất tốt. Khi ăn uống no say, tớ có thể nở căng tới 25 cm, chứa được khoảng 1.5 lít thức ăn, đáng sợ chưa?

9 nguyên nhân khiến tớ bị bệnh mãn tính
1. Thời gian dài uống rượu mạnh, cà phê, ăn đồ cay, hút thuốc.
2. Sau khi bị viêm dạ dày cấp tính, niêm mạc dà dày bị tổn thương lâu không khỏi.
3. Nhiễm trùng khuẩn helicobacter pylori dai dẳng.
4. Thường xuyên uống thuốc làm tổn thương niêm mạc dạ dày, như aspirin, corticosteroid.
5. Mắc số bệnh mãn tính, như nhiễm độc niệu, bệnh tiểu đường nghiêm trọng.
6. Rối loạn chức năng cơ môn vị, dịch tá tràng bao gồm mật bị trào ngược dạ dày.
7. Thiếu a-xít dịch vị achlorhydria, khiến nấm khuẩn dễ dàng nhân rộng trong dạ dày.
8. Dinh dưỡng không đủ, thiếu protein và vitamin B trong suốt thời gian dài.
9. Suy tim hoặc tăng huyết áp, khiến dạ dày thường xuyên rơi vào trạng thái tắc nghẽn và thiếu oxy.
Điều tớ muốn "tỏ tường"
Nhiều người cho rằng dạ dày của mình chỉ có một chút bệnh nhỏ, thậm chí chẳng có bệnh tật gì, hoàn toàn khỏe mạnh, nên không có gì phải lo lắng. Thực tế, do guồng quay cuộc sống, mọi người bị chịu nhiều áp lực công việc... nên phần lớn dạ dày của mọi người đều ở trạng thái "vờ" khỏe mạnh thì đúng hơn. Điều đó có nghĩa, dạ dày của bạn chưa chắc đã khỏe như bạn tưởng.

Phòng chống bệnh trĩ bằng vận động

Để phòng chống bệnh trĩ, nhất là khi búi trĩ sa xuống khi đi ngoài, có nhiều phương pháp nhưng có một cách không tốn kém mà vẫn đem lại hiệu quả: Vận động hậu môn.

Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những người làm việc tĩnh tại, ít vận động, thường phải đứng lâu và ngồi lâu. Có nhiều cách tập khác nhau, cụ thể như sau.
Co thắt cơ vòng
Ngồi trên ghế tựa, thả lỏng toàn thân, tập trung tư tưởng vào vùng hậu môn, tiến hành từ từ co thót niệu đạo và cơ vòng trực tràng làm nhíu hậu môn sau đó thả lỏng. Tiếp tục làm khoảng 50-100 lần, mỗi ngày 2-3 lần.
Hít thở thả lỏng
Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp với thở bụng sâu, khi hít vào bụng phình lên, khi thở ra bụng thót lại. Làm từ 10-20 lần, mỗi ngày làm 2-3 lần.
Hãm nước tiểu khi đi tiểu
Khi đi tiểu, tiến hành ngắt nước tiểu bằng cách co thắt hậu môn rồi lại đi tiểu tiếp, rồi lại ngắt, làm như vậy nhiều lần cho đến khi đi hết nước tiểu. Mỗi ngày làm 2-3 lần.
Tập luyện trên giường
Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, thở chậm, đều và sâu. Tiếp đó lấy đầu và 2 gót chân làm điểm tựa nhấc cao mông lên đồng thời nhíu hậu môn, sau đó từ từ thả mông xuống, thả lỏng cơ hậu môn, làm 20 lần, mỗi ngày thực hiện thao tác này vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức giấc (xem hình).
Phòng chống bệnh trĩ bằng vận động 1
Kẹp đùi co thót hậu môn
Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng thư giãn trong vài phút. Tiếp đó, hai đùi bắt chéo nhau, dùng lực kẹp chặt mông và đùi, thót dần hậu môn, giữ nguyên trong 5 giây hoặc dài hơn. Làm 20 lần, mỗi ngày 2-3 lần.
Nằm ngửa co chân, thót hậu môn
Nằm ngửa trên giường, co hai đầu gối, hai gót chân áp sát vào mông, lấy bàn chân và vai làm điểm tựa, nhấc cao xương chậu, đồng thời co thót hậu môn, giữ nguyên trong 5 giây, làm đi làm lại 10 lượt, mỗi ngày 2-3 lần.
Ngồi thẳng thót hậu môn
Ngồi trên ghế hoặc giường, hai bàn chân bắt chéo nhau, hai bàn tay đặt sau lưng rồi từ từ đứng dậy, đồng thời co thót hậu môn, giữ như vậy trong 5 giây rồi thả lỏng, làm liên tục 15 lần, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
Ngâm và co thót hậu môn
Ngâm hậu môn trong một chậu nước ấm rồi từ từ co thót hậu môn liên tục nhiều lần, kết hợp với việc dùng ngón tay giữa day ấn huyệt trường cường nằm ở ngay dưới mỏm xương cùng cụt gần sát hậu môn.
Để đạt được hiệu quả cao và nhanh nhất, cần lựa chọn cách tập cho phù hợp với tính chất bệnh lý và điều kiện cá nhân, có thể kết hợp nhiều cách tập khác nhau cùng trong một ngày. Vẫn cần phải nhắc lại là, kết quả phòng chống bệnh trĩ bằng các cách tập này chỉ có thể có được khi chúng ta tiến hành một cách đều đặn, kiên nhẫn và đúng phương pháp.

Giải pháp đẩy lùi chướng bụng, đầy hơi

Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời "ăn nhanh, uống vội" hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Tuy không nghiêm trọng nhưng các bệnh rối loạn tiêu hóa gây nặng bụng, khó chịu, thậm chí khiến người bệnh xấu hổ vì hiện tượng "thả bom hơi" không kiểm soát.
tieu-hoa-1-jpg-1366085352_500x0.jpg
Ăn nhanh uống vội rất dễ dẫn đến đầy hơi, kho tiêu
BS Trần Ánh Tuyết cho biết, nhóm thức ăn có thể gây đầy bụng là các loại đậu, khoai, tinh bột (trừ cơm), chất xơ, thực phẩm công nghiệp chứa sorbitol, fructose (nước trái cây đóng hộp, chai…), sữa, thức ăn chiên nhiều bơ, dầu, mỡ…
Một số giải pháp giúp đẩy lùi tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Bệnh nhân cần xác định loại thức ăn, uống thường gây chướng bụng cho cá nhân mình, rồi loại nó ra khỏi bữa ăn hằng ngày. Bạn không nên ăn các loại trái cây tươi, nước trái cây ép, sau bữa ăn vì chúng chứa nhiều đường fructose có thể làm tăng tình trạng đầy hơi (nên dùng riêng, cách xa bữa ăn trên 60 phút). Người bị đầy hơi cũng không nên uống nhiều bia, nước ngọt có gas trong bữa ăn.
tieu-hoa-2-jpg-1366085352_500x0.jpg
Nên ăn trái cây tươi cách xa bữa ăn ít nhất 60 phút
Thức uống phổ biến có thể gây óc ách, đầy bụng là trà sữa hay cà phê sữa. Tanin (chất chát) trong trà, cà phê có đặc tính làm đông tủa protein. Dân gian dùng đặc tính này để thuộc da, nghĩa là biến da mềm trở nên cứng, chắc để làm trống, cặp da... Tanin kết hợp với protein trong sữa (casein) thành một hợp chất cũng bền vững nhữ "cái cặp da", vì thế rất khó tiêu hóa.
Theo bác sĩ Tuyết, mọi người nên tập thói quen ăn uống chậm rãi, nhai kỹ. Ngoài ra, động tác xoa tròn vùng quanh rốn đều và mạnh tay cũng có thể giúp giảm phần nào đầy hơi chướng bụng.
Dùng thuốc
Bên cạnh việc xây dựng thói quen ăn uống, bạn có thể sử dụng dược phẩm sau để chữa trị đầy bụng, chướng bụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc các biện pháp trên không cải thiện:
- Sử dụng thuốc Simethicone 80mg (có trong Air X viên) là lựa chọn đơn giản và tiện lợi. Simethicone có tác dụng làm "bể" các bong bóng hơi gây đầy bụng và vì không hấp thu vào máu nên khá an toàn, có thể sử dụng thường xuyên, kể cả cho phụ nữ mang thai (giúp chống nôn ói) và em bé sơ sinh (dạng giọt - chống ọc sữa). 
Hiện nay, viên Simethicone 80mg dạng ngậm hay nhai tạo nhũ dịch ngay trong miệng, cho tác dụng nhanh và hiệu quả, với nhiều mùi vị bạc hà, cam, chanh. Phương pháp này không những hạn chế được đầy hơi, chướng bụng mà còn giúp sạch miệng, hơi thở thơm tho. Liều thông thường là một đến 2 viên ngậm sau các bữa ăn. 
Bạn có thể phối hợp viên ngậm Simethicone 80mg (Air-X) với Domperidone 10mg (uống một viên trước bữa ăn) để có tác dụng tăng sự tống xuất thức ăn từ dạ dày xuống ruột, giúp bạn giảm đầy hơi nhanh chóng hơn.
- Enzyme tiêu hóa thức ăn: trong quả dứa có enzyme Bromelain, giúp tiêu hóa thịt rất tốt. Bạn có thể lấy nước cùi dứa tẩm vào thịt "trâu già", sau 30 phút là mềm như "bò tơ". Tuy nhiên ăn dứa sau bữa ăn có thể gây sình bụng do loại quả này chứa nhiều đường fructose. Do đó, bạn có thể dùng các chế phẩm chứa enzyme tiêu hóa từ dứa và thực vật. Uống Phyto-optizymes một đến 2 viên sau các bữa ăn cũng có thể giúp tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt.
Lưu ý không nên dùng nước có gas
Nước có gas không những không giaỉ giải quyết được sự khó tiêu chướng hơi mà còn làm tình trạng đầy hơi nặng thêm. Khi uống nước có gas, người ta thường ợ ra và nhiều người thích cảm giác như vậy. 
Nhưng thực tế, họ chỉ ợ ra lượng gas CO2 thừa (vừa uống thêm) mà bao tử không thể chứa nổi nữa. Lượng gas CO2 còn lại vẫn tồn tại trong bao tử. Muối bicacbonat trong thức uống có gas, viên sủi có thể ảnh hưởng đến huyết áp và việc tiết acid dạ dày, pH máu…
tieu-hoc-3-jpg-1366085353_500x0.jpg
Nước ngọt có gas chỉ làm tình trạng đầy hơi nặng thêm
Tuy nhiên, nếu bị đầy hơi chướng bụng thường xuyên, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng này còn có nhiều tên gọi khác như bệnh đại tràng chức năng; viêm đại tràng co thắt; do bệnh biểu hiện các triệu chứng từng đợt lúc nặng lúc nhẹ nên trước kia còn gọi là viêm đại tràng mạn tính. Nhưng hầu hết những tên gọi này đều không đúng, vì nó không dẫn đến viêm và không nên lẫn lộn với những rối loạn khác, như viêm loét đại tràng. Mặc dù bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích 
Trong một số trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích có táo bón, số khác có kèm tiêu chảy và một số thì có cả hai dấu hiệu trên. Thỉnh thoảng những người bị hội chứng ruột kích thích có những cơn đau thắt ruột gây cảm giác phải đi tiêu nhưng không thể thực hiện được.
Bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa. Đau bụng là triệu chứng thường gặp, người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau chạy dọc theo khung đại tràng tức dọc theo khung của vùng bụng. Đau có thể có hoặc không có vị trí rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu và đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.
Trướng bụng cũng là triệu chứng thường gặp, sau ngủ dậy có thể bị nhẹ, sau đó tăng dần. Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi bị tiêu chảy xen lẫn từng đợt với táo bón. Trong cơn đau, người bệnh đau quặn bụng bắt buộc phải đi tiêu ngay không kiềm chế được và luôn có cảm giác chưa đi hết phân sau khi đại tiện. Ngoài ra, có các biểu hiện nóng ở vùng thượng vị, ăn nhanh no, buồn nôn, cảm giác có vướng ở vùng họng.
Người bệnh không sụt cân, siêu âm bụng và xét nghiệm đều bình thường, chụp X-quang đại tràng có thể có hình ảnh tăng hoặc giảm co bóp hay rối loạn co bóp, nhưng khi soi toàn bộ đại tràng thì niêm mạc hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm phân cũng không có gì thay đổi rõ rệt.
Cần ăn uống, vận động hợp lý
Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được biết đến và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Theo một số nghiên cứu thì hội chứng này là rối loạn chức năng bởi vì không có một dấu hiệu bệnh nào được tìm thấy khi khám đại tràng. Nó làm cho người bệnh khó chịu, mất tự tin; nhưng bệnh này hoàn toàn không gây hại đến đường ruột, không gây chảy máu hay một bệnh trầm trọng nào ở ruột.
Mặc dù là bệnh lành tính, không gây tử vong nhưng để điều trị dứt không phải dễ. Việc điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng giúp cho người bệnh đỡ khó chịu. Chế độ ăn rất quan trọng, nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng những thức ăn dễ kích thích như bia rượu, cà phê, thức ăn cay chua, chất béo, thức ăn dễ tạo men. Chế độ làm việc điều độ, tăng hoạt động thể lực, cố gắng tạo được giấc ngủ sâu, ngủ đủ, tránh tình trạng căng thẳng... sẽ góp phần làm cho hội chứng ruột kích thích luôn được ổn định và cũng là cách đề phòng hữu hiệu nhất.
AloBacsi.vn

Làm sao để phòng tránh táo bón?

Chứng táo bón có thể phá bĩnh cuộc vui của bạn trong những ngày đầu năm. Sau đây là một số cách phòng tránh.


Ảnh: Internet
Nước uống
Bạn sẽ bị táo bón nếu để cơ thể thiếu nước. Do đó, hãy uống nhiều nước, ít nhất 8 ly mỗi ngày. Nước có tác dụng kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa chứng táo bón..
Rau củ
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau củ có tác dụng chống táo bón hiệu quả. Đó là các loại rau củ như bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, cải bó xôi, đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan... Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau củ đã qua chế biến hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn so với rau củ chưa được nấu chín.
Ngũ cốc nguyên hạt
Đây là nguồn phong phú chất xơ. Có thể bổ sung chất xơ từ bánh mì và gạo lứt. Bắp rang, món ăn vặt ít calorie và nhiều chất xơ, cũng chống táo bón tốt.
Trái cây tươi
Các loại trái cây khác như đào, thơm, lê và đu đủ được khuyên dùng đối với những người bị hội chứng ruột kích thích vì có tác dụng giảm đau bụng và chống táo bón. Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi và quả táo chứa nhiều chất xơ nên cũng giúp ngăn ngừa táo bón.
Trái cây khô
Trái cây khô cũng là một lựa chọn khác giúp kích thích tiêu hóa. Mận khô, mơ khô, chà là, nho khô giúp người ăn đối phó hội chứng ruột kích thích. Mận khô còn được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Thuốc nhuận trường
Đa số các loại thuốc thuộc dạng "không cần kê toa" rất an toàn khi sử dụng, nếu bạn làm theo chỉ dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc để tránh làm cho ruột "chây ì". Lời khuyên là bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình trước khi tìm đến sự trợ giúp của thuốc men.

Phát hiện ung thư dạ dày qua hơi thở

ung thu da day
Phát hiện ung thư dạ dày càng sớm thì khả năng sống sót càng cao - Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học tại Israel và Trung Quốc đã phát minh một phương pháp mới để phát hiện ung thư dạ dày. Đó là phương pháp xét nghiệm hơi thở.
Dụng cụ kiểm tra hơi thở gồm những bộ phận cảm biến có thể phát hiện được những phân tử hóa chất cực nhỏ trong hơi thở bệnh nhân do các khối u ứa ra.
Nghiên cứu được công bố trên British Journal of Cancer cho biết, phương pháp xét nghiệm này có thể phát hiện ung thư dạ dày với tỷ lệ chính xác lên đến 90%.
Xét nghiệm hơi thở có thể dùng để thay thế cho phương pháp nội soi dạ dày vốn tốn kém, mất nhiều thời gian và gây khó chịu cho bệnh nhân, Daily Maildẫn lời Giáo sư Hossam Haick đến từ Viện Công nghệ Technion- Israel, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Sa dạy dày vì làm việc ngay sau khi ăn

Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.



Anh Nguyễn Văn Trường (Hoài Đức, Hà Nội) vừa nhập viện vì chứng sa dạ dày. Nguyên nhân được biết, anh làm nghề cho thuê giàn giáo xây dựng. Vì công việc cũng bận và đông khách, lại có một mình làm, nên anh rất vội, ít có thời gian nghỉ ngơi, nhiều lần ăn chưa xuôi cơm đã phải vác giáo chuyển lên xe cho kịp chở. Lâu dần, tình trạng trên khiến dạ dày giãn ra và bị sa xuống, lúc nào người cũng khó tiêu, đầy hơi.
Lời bàn:
 
BS Lê Xuân Thắng, Bệnh viện 103 cho biết, sa dạ dày là dạ dày không nằm đúng vị trí của nó, gây khó khăn cho việc co bóp và tiêu hóa. Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.

Vì vậy, mọi người không nên lao động sau khi ăn. Khi có bệnh, cần tuân thủ ăn những thức ăn lỏng, tránh những đồ mỡ, chiên, đồ khó tiêu, sẽ làm bệnh nặng hơn.

Người bệnh gan nên ăn gì và kiêng gì?

Khi bệnh về gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh gan tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. 

Trong trường hợp viêm gan cấp - tế bào gan bị phá hủy cấp tính,
 các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn; thường biểu hiện mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa (chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hay nôn ói). Lúc này không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức, ngược lại cần ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa. Không ăn lòng đỏ trứng. Nên dùng các loại thịt cá nạc, đậu hũ...


Chế độ ăn uống nhiều rau quả có lợi cho người bệnh gan


Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bắt đầu có các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm, giảm chất béo. Không dùng thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hóa hết các chất béo. Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và vitamin cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại.

Quan trọng nhất, bắt buộc phải tuân thủ, đó là ngưng hẳn rượu bia và thức uống có cồn đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau - chống viêm.

Nếu bệnh nhân bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng truyền dịch. Còn nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì có thể điều trị ở nhà. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn từng ít một, không ăn quá no. Bệnh nhân viêm gan thường chán ăn và nôn ói vào buổi chiều, nên có thể ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh đầy bụng. Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.


Riêng ở người viêm gan mạn - đa số không có triệu chứng gì đặc biệt, vẫn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi. Chế độ ăn vẫn phải cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Không cần thiết kiêng ăn quá mức, vì sẽ làm người bệnh thêm mệt mỏi. Chỉ cần hạn chế thức ăn quá nhiều gia vị, dầu mỡ vì gây khó tiêu; không uống rượu bia.