Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Chữa viêm loét đại tràng bằng giấm



Thí nghiệm trên chuột của các nhà khoa học Trung Quốc thuộc ĐH Cát Lâm mới được công bố trên tờ Journal of Agricultural and Food Chemistry nêu khả năng giấm ăn - với hoạt chất chính là acetic acid - có thể chữa viêm loét đại tràng bằng cách trấn áp các protein gây viêm đồng thời làm tăng lợi khuẩn đường ruột.
Nhóm nghiên cứu đã hòa một ít giấm ăn vào nước uống của chuột đã bị gây bệnh viêm loét đại tràng và nhận thấy triệu chứng của bệnh này giảm đáng kể. Họ phát hiện giấm ức chế chứng viêm bằng cách khống chế phản ứng của các protein Th1 và Th17, protein hệ miễn dịch NLRP3 và protein kích hoạt tín hiệu MAPK. 
Mặt khác, chuột được cho uống nước pha giấm một tháng trước khi bị bệnh viêm loét đại tràng có mức độ lợi khuẩn đường ruột lactobacillus và bifidobacteria cao hơn đáng kể. Nhóm nghiên cứu ghi nhận các dòng vi khuẩn này có tác dụng chữa trị đối với chuột bị bệnh này.
Giấm ăn có thể chữa viêm loét đại tràng ở chuộtẢnh: MEDINDIANET
Giấm ăn có thể chữa viêm loét đại tràng ở chuột. Ảnh: MEDINDIANET
Thí nghiệm nói trên được thực hiện sau khi nhóm nghiên cứu ghi nhận một số trường hợp viêm loét đại tràng được chữa lành nhờ giấm ăn trong kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, họ thận trọng lưu ý rằng cần có thêm khảo sát lâm sàng trên người về tác dụng chữa trị và tác dụng ngoài ý muốn khi chữa bệnh bằng giấm.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Hệ lụy do uống thuốc dạ dày không đầy đủ

Viêm loét dạ dày vẫn là một trong các bệnh có tỷ lệ gặp cao trong cộng đồng. Thế nhưng người bệnh lại thường chữa trị không đến nơi đến chốn dẫn tới những biến chứng nặng nề.

Dùng thuốc tùy tiện
Bệnh nhân Đỗ Thị Th., 55 tuổi (Khoái Châu, Hưng Yên) bị bệnh viêm dạ dày cách đây 3 năm. Ban đầu, bà thấy đau bụng lâm râm vùng sát mũi ức. Khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh, bà được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn uống thuốc trong 7 ngày, rồi khám lại. 
Thế nhưng uống được 3 ngày, bà thấy hết đau và tự ý bỏ thuốc. Vài tháng sau, bệnh tái phát. Bà không đi khám nữa mà dùng theo đơn thuốc cũ. Và cũng như lần trước, uống thuốc thấy đỡ tưởng là bệnh đã khỏi nên lại dừng thuốc. 
Đến lần thứ ba, bệnh lại tái phát, bà lại mang “võ” cũ ra dùng nhưng không ổn. Đi khám và làm các xét nghiệm tại Bệnh viện 103, bác sĩ kết luận bà bị ung thư dạ dày. Bác sĩ còn cho biết đây có thể là hệ lụy từ việc uống thuốc không đầy đủ.
Việc không tuân thủ trong điều trị, hay dùng thuốc theo đơn cũ này cũng là tình trạng phổ biến ở những người bệnh dạ dày.
Đến hệ lụy
Đối với các loại vitamin, uống vài ba ngày rồi dừng có thể sẽ không gây ra những tác hại đáng kể nào,  nhưng với thuốc điều trị viêm loét dạ dày thì lại khác. Việc uống thuốc tùy tiện thực sự tai hại với khả năng điều trị khỏi của bệnh. Chúng tôi muốn đề cập tới ở đây 3 khía cạnh của việc uống thuốc tùy tiện, đó là tự uống thuốc, tự dừng thuốc và tự ý thay đổi thuốc. Những hành động không đúng này có thể đưa bạn vào ba tình huống nguy hiểm sau đây:
Biến dễ khỏi thành khó khỏi
Sự cố đầu tiên đó là biến bệnh của bạn từ một ca bệnh dễ điều trị thành một ca bệnh khó điều trị. Thường thì ban đầu chúng ta không bị loét dạ dày mà có thể sẽ bị viêm dạ dày trước. Cần phải hiểu rằng, viêm dạ dày không đồng nhất với loét dạ dày. Viêm dạ dày thì nhẹ hơn, điều trị đơn giản và nhanh trong khi đó loét dạ dày thì nặng hơn, điều trị phức tạp và lâu hơn.
Khi bị viêm dạ dày nếu chịu khó dùng thuốc đúng theo bác sĩ chỉ định có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không tuân thủ điều trị, uống thuốc nhát ngừng có thể tự chúng ta biến viêm thành loét dạ dày.
Tăng độ kháng thuốc
Nguyên nhân của viêm loét dạ dày là có nhiều. Tổ hợp các yếu tố được cho là có vai trò gây bệnh là rượu bia, thuốc lá, dùng thuốc nhiều tác dụng phụ, dạ dày tăng toan (tiết nhiều axit), nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, dạ dày giảm tiết nhày… Nhưng có một yếu tố cố định và gần như bao giờ cũng được nhắc tới là axit (đây cũng là một yếu tố đáng kể nhất gây ra chứng bệnh này). Người ta vẫn hay nói vui với nhau rằng, không có axit thì không có loét. Việc không uống thuốc quy chuẩn sẽ gây ra tăng tiết axit.
Đó là vì trong phác đồ điều trị bao giờ người ta cũng dùng một loại thuốc giảm tiết axit, được gọi tắt là thuốc giảm tiết như cimetidin, quamatel, omeprazol, lanzoprazol… Dùng đúng thì chúng ức chế tiết axit rất hiệu quả. Nhưng dùng nửa vời thì chúng lại gây ra một phản xạ ngược: tăng tiết axit. Nghĩa là nếu đang dùng theo đà khỏi bệnh mà đột ngột dừng lại thì đồng loạt các tế bào tiết axit sẽ tăng tiết chất này. Hậu quả là axit được tiết ra nhiều hơn. Bệnh đi vào con đường nặng hơn, khó đáp ứng với điều trị hơn. Bệnh có nguy cơ kháng thuốc đang sử dụng.
Ung thư dạ dày
Những hệ lụy trên cũng đủ để người bệnh phải đi tới đi lui tới bệnh viện và phòng khám. Chán ngán là thế nhưng xem ra nó vẫn còn may mắn vì họ vẫn còn cơ hội để sửa sai và tiếp tục sống. Còn với biến chứng thứ ba này thì thực sự không may mắn. Họ sẽ rơi vào cảnh khốn cùng của bệnh tật, đó là ung thư. Người bệnh không những không được điều trị khỏi mà còn bị kết thúc cuộc sống của mình sớm hơn so với tuổi “trời đã định”.
Đây không phải là thông tin phóng đại cho việc dùng thuốc tùy tiện, song người ta thấy rằng có một tỷ lệ đáng kể số người bị biến chứng sang ung thư dạ dày từ loét, giới y học vẫn gọi đó là loét ung thư hóa. Người ta khảo cứu và thấy rằng, nếu một người bị loét dạ dày mà do nhiễm vi khuẩn HP thì họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn gấp từ 3-6 lần so với người khác. Và nếu như họ điều trị không đúng thì họ có thể bị nguy cơ ung thư cao từ 6-12 lần so với người điều trị khỏi.
Việc loét ung thư hóa là do loét dạ dày không được điều trị bài bản. Chúng cứ gần khỏi rồi lại tái phát. Lâu dần, chúng bị viêm mạn tính và trở thành những tế bào biến dị dạng ung thư. Điều này rất dễ xảy ra với người già, người loét tái phát, người điều trị muộn và người điều trị tự do.
Bởi vậy, người bệnh cần uống đúng thuốc, uống đủ thuốc, tuân thủ liệu trình điều trị (đủ ngày) và có sự kiêng khem cẩn thận theo hướng dẫn của thầy thuốc.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thực phẩm giúp làm sạch đại tràng


Làm sạch đại tràng còn giúp cải thiện sức khoẻ toàn thân, hỗ trợ giảm cân và cải thiện sự tập trung. Ngoài ra, đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Dưới đây là những loại thực phẩm giúp làm sạch và cải thiện sức khoẻ của đại tràng.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là loại rau giúp làm sạch cơ thể. Nó cũng rất có lợi trong việc làm sạch gan, đại tràng và hỗ trợ tiêu hoá. Có thể bổ sung súp lơ xanh vào món sa lát để tăng thêm lợi ích.
Nước hoa quả
Nước hoa quả là một lựa chọn lành mạnh, không chỉ duy trì sức khoẻ toàn thân mà còn làm sạch đại tràng nhờ có chứa hàm lượng lớn các khoáng chất, enzyme và muối làm sạch.
Ngũ cốc toàn phần
Các loại ngũ cốc toàn phần như bánh mì, mì và bột mì rất giàu chất xơ, ít cholesterol và calo. Chúng hỗ trợ quá trình tiêu hoá và giúp đại tràng được làm sạch một cách hiệu quả.
Chanh
Các loại hoa quả họ cam quýt như chanh là thích hợp nhất để làm sạch cơ thể. Duy trì uống 1 cốc nước chanh vào buổi sáng giúp thải độc và làm sạch đại tràng, cho bạn một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và hoàn hảo.
Rau bina
Ăn các loại rau lá xanh như rau bina giúp làm sạch đại tràng và bảo vệ hệ tiêu hoá tránh khỏi các rối loạn khác. Hãy sử dụng rau bina hàng ngày để có đường ruột khoẻ mạnh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Khó chịu sau ăn - Dùng thuốc gì?

Nhiều người thường than phiền về tình trạng khó tiêu sau khi ăn, nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Hội chứng này thường là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, đôi khi nó chỉ là biểu hiện của tình trạng ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn nhiều chất béo, ăn quả chua hoặc ăn phải một số gia vị hoặc thực phẩm không phù hợp, khó tiêu hóa...
Nếu người bệnh có dấu hiệu đau bụng, khó chịu, buồn nôn, đầy hơi, trướng bụng thì cần phải đi khám để tìm ra bệnh cụ thể. Chứng ăn không tiêu cũng có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi, ăn uống không đầy đủ chất, người lười vận động... Vì vậy, cần xem xét kỹ trước khi quyết định dùng thuốc.
Nhu động ruột kém thường gây khó chịu sau ăn.Nhu động ruột kém thường gây khó chịu sau ăn
Chứng bệnh này liên quan mật thiết đến một số căn bệnh ở đường tiêu hóa như bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh khó tiêu dạng đầy hơi... 
Khi đó, cần dùng thuốc theo phác đồ trị bệnh cụ thể. Việc sử dụng một số thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị các bệnh khác cũng có thể gây ra các phản ứng có hại do thuốc, nhất là khi sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), các glucocorticoid, các kháng sinh... có thể gây loét đường tiêu hóa và cũng gây ra tác dụng có hại là khó chịu sau ăn, ăn không tiêu, ợ hơi, cảm giác buồn nôn...
Các thuốc hay dùng để trị chứng này là:
- Thuốc kháng acid: là những hợp chất có tính bazơ để trung hòa HCl có trong dịch tiết của dạ dày. Hay dùng là các muối của nhôm, muối magne, calci carbonat hoặc natri carbonat (nabica). Tuy nhiên cần lưu ý, nabica không được dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh tim, suy gan hoặc có thai do có nồng độ natri cao.
- Thuốc chống loét: hay dùng là các thuốc kháng tiết acid dịch vị như nhóm ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole...), nhóm ức chế thụ thể H2 (cimetidin, famotidin, ranitidine...).
- Thuốc kích thích nhu động: hay dùng là các chất như domperidon, metoclopramide, itopride, mosapride, tegaserod. Các thuốc này có tác dụng rất tốt để kích thích nhu động đường tiêu hóa, giúp cho thức ăn được nhào trộn nhanh và tránh đầy bụng, khó tiêu.
- Thuốc chống đầy hơi: hay dùng là simethicon, dimethicon và sena, có tác dụng tốt khử bỏ hơi tích tụ trong đường tiêu hóa, tăng trung tiện, giảm khó chịu cho người bệnh.
- Các thuốc hỗ trợ tiêu hóa, trị chứng khó tiêu: hay dùng là các men tiêu hóa như amylase, diastase, biodiastase, cellulase, lipase, protease. Ngoài ra, cũng có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ tiêu hóa pancreatin giúp làm giảm sự phá hủy pancreatin bởi acid dịch vị. 
Người hay bị chứng khó chịu sau ăn, đầy hơi, trướng bụng, ậm ạch không tiêu cũng có thể dùng một số trà thảo dược, gừng hoặc sản phẩm bổ sung có nguồn gốc thiên nhiên để giải độc cơ thể, lợi mật, lợi tiểu để giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi.
Người mắc chứng khó chịu sau ăn cần phải thay đổi cách ăn, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhiều chất kích thích hoặc gia vị gây khó tiêu. Nên đi bộ chậm rãi sau khi ăn, tránh lười vận động, ăn xong lại nằm.
Mang trang phục thoải mái, tránh mặc quần áo, đồ lót, dây nịt quá chật ảnh hưởng đến sự vận động và tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Trong dịp Tết cổ truyền, nên ăn có chừng mực các thực phẩm dễ gây đầy bụng như bánh chưng, móng giò, thịt mỡ, các loại giò, các loại bánh mứt kẹo.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Ăn lẩu dễ bị ung thư đại trực tràng

Lẩu được đun sôi trong thời gian dài khiến cho các axit amin của thực phẩm bị hòa tan trong nước, sinh ra lượng lớn nitrite là chất gây ung thư.



Ăn lẩu không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Health Sina.
Ăn lẩu không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Health Sina.

Theo Health Sina, lẩu là món ăn được nhiều người ưa thích, nhưng ít ai biết rằng ăn lẩu thường xuyên dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa và ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu lý giải như sau:

Lẩu thường được chế biến với rất nhiều nguyên phụ liệu tươi sống chứa rất nhiều sán dây như thịt dê, thịt bò, đặc biệt là thịt heo. Nếu không được chế biến kỹ, các loại ký sinh trùng trong thực phẩm không bị diệt trừ hoàn toàn, khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa. Dù vậy, nếu nấu quá chín thực phẩm lại bị mất dinh dưỡng.

Các cơ quan như khoang miệng, cuống họng và dạ dày của con người chỉ chịu được nhiệt độ cao tối đa từ 50 - 60 độ. Khi ăn thực phẩm quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính.

Thức ăn được đưa vào cơ thể hàng ngày, vì vậy nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không được chữa trị kịp thời, dần dần gây ra bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa.

Lẩu được đun sôi trong thời gian dài khiến cho các axit amin trong thực phẩm bị hòa tan phần lớn vào nước, sinh ra lượng lớn nitrite, đây là chất gây ra bệnh ung thư. Nếu thi thoảng ăn lẩu thì không chịu ảnh hưởng gì, nhưng ăn thường xuyên món ăn này sẽ dễ xuất hiện u ác tính ở đường tiêu hóa.

Ung thư đại trực tràng là một trong những hiện tượng thường gặp nhất về u ác tính trong hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu từ chế độ ăn uống không khoa học, đặc biệt thường gặp ở người trung niên.

Đại trực tràng là bộ phận cấu thành của hệ tiêu hóa. Do vậy các chuyên gia khuyên mọi người nên tăng cường ý thưc phòng bệnh bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.

Cụ thể là:

- Giảm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Ăn các loại thực phẩm luộc, hấp, hầm, hạn chế ăn đồ nướng, xông khói.

- Kiêng ăn gia vị cay, không hút thuốc lá, uống rượu.

- Chỉ ăn protein chất lượng cao, bữa ăn nên thanh đạm, nhiều rau.

- Mỗi ngày chỉ ăn tối đa 65 g thịt, mỗi tuần không quá 500 g. Hạn chế ăn các loại thịt heo, dê, bò, thay bằng các loại cá, tôm, thịt có màu trắng.

- Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng phòng ung thư như nấm hương, hành tây, tỏi, quả khế, măng tây…

- Chú ý bổ sung rau quả hàng ngày, đặc biệt là cà rốt, cà chua, quả bầu, cam, quýt, dưa hấu, dâu tây…để bổ sung vitamin C và carotin.

- Ăn một lượng thích hợp quả óc chó, đậu phộng, các chế phẩm sữa, thịt nạc, hải sản để bổ sung vitamin E. Chú ý ăn các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như cá, nấm, mạch nha…

- Thay thế một phần lương thực chính như gạo, bột mì bằng lương thực phụ như ngô, sắn, khoai, đậu…
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Nguy cơ ung thư từ chứng trào ngược dạ dày thực quản


Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh khá thường gặp nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng. Đây là bệnh mãn tính, vì vậy việc điều trị phải lâu dài, ngay cả khi đã hết triệu chứng. 
BS Nguyễn Phước Lâm cho biết, triệu chứng đặc hiệu của bệnh là chứng ợ nóng. Bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng... dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tim phổi, viêm họng. Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ưng thư, có thể chuyển thành ung thư. 
Khi đã chuyển thành Barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc mà cần theo dõi kỹ bằng nội soi, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở. 
noi-soi-da-day-4708-1408698006.jpg
Nhiều trường hợp trào ngược dạ dày thực quản không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc có biến chứng mới được phát hiện. Ảnh minh họa: promise.
Dấu hiệu của chứng viêm thực quản trào ngược
Ở trẻ em là dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, bé biếng ăn, chậm lớn, viêm phổi.
Ở trẻ lớn và người trưởng thành điển hình là triệu chứng ợ nóng, có vị chua ở họng, nóng rát hoặc đau ở ngực, cảm giác thức ăn bị kẹt lại khi nuốt. Các triệu chứng khác như khàn giọng và rát họng vào buổi sáng, hơi thở hôi. 
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm. Triệu chứng giảm bớt khi người bệnh dùng các thuốc kháng axit như Phosphalugel hoặc thuốc làm giảm tiết axit như Cimetidine, Omeprazone.
Nguyên nhân làm dịch trong dạ dày trào ngược vào thực quản
Có nhiều giả thiết về nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các giả thiết tập trung vào tổ chức có chức năng như cái van ở chỗ nối thực quản và dạ dày. 
Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản thì van này hoạt động không bình thường, áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.
Bên cạnh van có chức năng suy yếu, các yếu tố tác động góp phần cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng như béo phì, thoát vị dạ dày qua khe thực quản, thức ăn nằm lâu trong dạ dày, mang thai, hút thuốc lá, rượu bia, một số thức ăn và thuốc.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nếu như nó chỉ xảy ra thoáng qua và không gây cảm giác khó chịu. Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, ở một mức nặng hơn, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc gây viêm thực quản thì được xem như là bệnh lý.
Triệu chứng điển hình của bệnh là ợ chua, ợ hơi, nóng rát sau xương ức, đau rát họng, vị chua trong miệng. Triệu chứng này trầm trọng hơn vào ban đêm, ở tư thế nằm. 
Nếu người bệnh có các triệu chứng điển hình này và không có dấu hiệu báo động của bệnh lý nghiêm trọng như là nuốt khó, nuốt đau, sụt cân, chán ăn, thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa, triệu chứng mới xuất hiện gần đây ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), thì người bệnh sẽ được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản và tiến hành điều trị trong khoảng thời gian 4 - 8 tuần.
Sau giai đoạn điều trị nếu không hết người bệnh sẽ được nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán. Các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng được dùng đến nếu người bệnh có triệu chứng không rõ ràng, nghi ngờ về chẩn đoán, không đáp ứng với điều trị hoặc có dấu hiệu báo động bệnh lý nghiêm trọng. 
Phương tiện xét nghiệm thường dùng chẩn đoán bệnh là nội soi thực quản dạ dày. Đo áp lực cơ vòng dưới thực quản, đo pH thực quản chỉ áp dụng cho các trường hợp đặc biệt.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh
- Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga.
Không ăn bữa ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.
- Dùng thuốc: Người bệnh được cho sử dụng các loại thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc kháng axit dạ dày...
- Phẫu thuật thường dành cho các trường hợp viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc, có kèm theo thoát vị qua khe thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng.
Những thức ăn người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn:
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này làm sức co của cơ vòng dưới thực quản giảm, làm cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày do đó làm trào ngược dễ xuất hiện.
- Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một loại làm cho trào ngược dạ dày thực phẩm nặng thêm do có chứa thành phần axit nhiều như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me... Người bệnh nên hạn chế ăn, đặc biệt là trái cây chua.
- Chocolate: Có chứa chất là methyxanthine chất này làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản do đó trào ngược dịch dạ dày vào thực quản.
- Tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà.. gây kích thích dạ dày làm tăng khả năng trào ngược.
Các thức ăn dưới đây có thể làm bớt triệu chứng trào ngược:
- Sữa chua.
- Bơ làm từ đậu phộng.
- Các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso.. tốt cho sức khỏe, tốt cho vấn đề tiêu hóa và làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tại sao hạt đậu tằm lại gây đầy hơi?

Các vi khuẩn đường ruột sẽ giải phóng ra khí hydro, carbon dioxit và khí metan, đây là ba loại khí gây đầy hơi trướng bụng và kéo theo “những âm thanh ồn ào”

Tại sao hạt đậu tằm lại gây đầy hơi?

Theo GS hóa lý Hervé This, Viện nghiên cứu Nông học quốc gia Pháp, chất raffinose, một loại đường có mặt trong đậu Hà Lan và đậu tằm, có cấu tạo từ một chuỗi gồm ba loại đường đơn: fructose, glucose và galactose.
Loại đường mà chúng ta ăn cấu tạo từ fructose và glucose, bị phân giải bởi các enzym tiêu hóa thành các đường đơn cấu tạo nên nó và tiếp tục bị chuyển hóa.
Ngược lại, chúng ta không có các enzym chuyển hóa đường galactose: nó sẽ đi vào ruột già mà không qua chuyển hóa. Tại đây, nó được đồng hóa nhờ hệ vi khuẩn đường ruột (đặc biệt là vi khuẩn E. Coli).
Các vi khuẩn đường ruột sẽ giải phóng ra khí hydro, carbon dioxit và khí metan. Đây là ba loại khí gây đầy hơi trướng bụng và kéo theo “những âm thanh ồn ào” bốc mùi quen thuộc…
Biện pháp tốt để loại bỏ galactose ra khỏi rau củ đó là làm cho chúng nảy mầm, bởi vì quá trình này làm sinh ra galactosidase, một loại enzym có tác dụng phân giải galactose. Ta cũng có thể ngâm rau củ trước khi nấu, và loại bỏ cả nước ngâm lẫn nước nấu.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Các chất trong bún bẩn tàn phá dạ dày như thư thế nào?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, không phải bỗng dưng nhiều người bị cảm giác cồn cào, nóng ruột sau khi ăn bún. Điều này thường gặp ở những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng. Bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. 

Các chất trong bún bẩn tàn phá dạ dày như thư thế nào?

Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Những bệnh nhân bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng luôn được khuyến cáo không nên ăn các chất chua, cay, chất kích thích, đồ lên men vì những chất này khi vào niêm mạc dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể là tác nhân gây đau dạ dày. Bún là một trong số đó.

Tuy nhiên điều này còn chưa nguy hiểm bằng các hóa chất, phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất bún.

Thứ nhất là Tinopal, được sử dụng nhằm mục đích làm trắng và cải thiện độ bóng bề mặt, khiến sản phẩm hấp dẫn hơn. Khi ăn phải bún, phở có chứa hóa chất này, người tiêu dùng có thể gặp các bệnh lý khác nhau tùy theo nồng độ hóa chất vào cơ thể, thời gian ăn, mức độ đáp ứng của cơ thể.

Ảnh hưởng sớm nhất là tác động đến đường tiêu hóa, niêm mạc ruột gây chậm tiêu, viêm loét ruột, dạ dày. Nếu bị nhiễm kéo dài, người bệnh có thể bị rối loạn quá trình sinh tổng hợp của tế bào ruột, gan, thận và nguy cơ mắc ung thư.


Chất độc hại thứ hai thường xuyên được sử dụng trong bún là hàn the. Theo PGS.TS Hồ Phú Hà – Trưởng bộ môn Công nghệ Thực phẩm (ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội), đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm song chúng thường xuyên được dùng trong quá trình sản xuất bún nhằm tạo độ giai, giòn và lâu hỏng.

Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp với biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Bạn nên lựa chọn sản phẩm bún, bánh tươi có nguồn gốc rõ ràng của cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan chức năng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn bún, phở tại hàng quán.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Các biến chứng nguy hiểm có thể mắc phải nếu nhiễm vi khuẩn H.P

TS.BS Vũ Trường Khanh, Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết,vi khuẩn H.P lây truyền từ người này qua người khác qua con đường trực tiếp miệng - miệng ở những thành viên trong gia đình và lây truyền qua phân, do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn. Bằng chứng là các vi khuẩn H.P đã được phát hiện có trong phân, nước bọt và trong mảnh cao răng của người. 
Có tới trên 80% người có nhiễm vi khuẩn H.P không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Tuy nhiên, nếu một người có nhiễm H.P có khả năng bị loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.... Có thể việc nhai cơm và mớm cơm cho con ở một số nước trong đó có Việt Nam trước đây cũng là nguyên nhân trực tiêp lây truyền H.P.

Ở các nước đã phát triển, việc vệ sinh chung rất tốt, thì lây truyền chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình với nhau, còn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể lây truyền do mắc từ cộng đồng.

Như vậy, tăng cường vệ sinh chung tại cộng đồng có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P. Ở Việt Nam, tỉ lệ tái nhiễm H.P là rất cao, trung bình 11 tháng sau diệt H.P tái nhiễm là 23,9%, trong đó 58,8% nhiễm lại chủng vi khuẩn cũ, tỉ lệ tái nhiễm tại Mỹ nói chung khoảng dưới 2% mỗi năm và tỉ lệ này tại Nhật Bản trung bình từ 0,2 - 2% mỗi năm.
Ảnh minh họaẢnh minh họa
Vi khuẩn H.P gây bệnh gì?

Có tới trên 80% người có nhiễm vi khuẩn H.P không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm H.P mà không điều trị khoảng 10 - 20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1 - 2% có khả năng bị ung thư dạ dày. Vi khuẩn H.P có thể gây ra các bệnh sau:

- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm H.P không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.

- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.

- Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20 - 50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. 
Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.

- Ung thư dạ dày: 
nhiễm vi khuẩn H.P gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. 
Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm H.P. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày

Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn H.P làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày. Điều này lý giải tại sao không phải ai bị nhiễm vi khuẩn H.P cũng bị ung thư dạ dày.

- U lympho B lớp niêm mạc dạ dày: nhiễm H.P có thể gây ra ung thư lympho bào B tại biểu mô niêm mạc dạ dày. Khoảng 60 - 80% ung thư loại này sẽ thoái triển và khỏi hoàn toàn sau diệt H.P.

- Chứng khó tiêu chức năng: là một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện: đau vùng thượng vị, có thể có nóng rát vùng thượng vị, ăn nhanh no, đầy bụng vùng thượng vị sau khi ăn làm cho bệnh nhân có cảm giác nặng bụng hoặc ấm ách sau ăn, các triệu chứng này giảm đi sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ.

- Một số bệnh ngoài đường tiêu hóa: nhiễm vi khuẩn H.P cũng làm tăng xuất hiện một số bệnh như: giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, bệnh lý mạch vành, đau nửa đầu…

Vi khuẩn H.P có lợi cho con người không?

Vi khuẩn H.P cũng cho cho thấy có một vai trò nào đó trong cuộc sống bình thường của con người. Bởi lẽ, khi điều trị diệt H.P làm tăng nồng độ hormon Grehnin, đây là một hormon gây thèm ăn và ăn ngon miệng, vì vậy có thể dễ làm tăng cân và béo phì. 
Ngoài ra, trong một số nghiên cứu thấy có tăng tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường, hen phế quản ở người không có nhiễm vi khuẩn H.P.

Khi nào cần diệt vi khuẩn H.P ?

Theo khuyến cáo của thế giới, những trường hợp sau cần diệt H.P (vừa có nhiễm vi khuẩn H.P vừa có:
- Loét hành tá tràng
- Chứng khó tiêu chức năng
- Thiếu máu thiếu sắt
- Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
- Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
- Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)
- Những người có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư dạ dày
- Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
- Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày
- Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
- Mặc dù sau khi đã được bác sĩ giải thích kỹ mà người bệnh quá lo lắng về nhiễm vi khuẩn H.P thì có thể cân nhắc diệt vi khuẩn H.P.

Việc điều trị diệt vi khuẩn H.P là cần thiết giống như khuyến cáo trên của thế giới, nhưng không phải cứ có nhiễm vi khuẩn H.P đều phải điều trị diệt vi khuẩn H.P. 
Mặt khác, ở Việt Nam, tỉ lệ tái nhiễm H.P là rất cao, trung bình 11 tháng sau diệt H.P tái nhiễm là 23,9%, việc điều trị diệt H.P càng phải cần nhắc kỹ, đúng chỉ định không nên lạm dụng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408