Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Căn bệnh đáng sợ khiến nhiều người không sống thêm được 5 năm

Ung thư dạ dày là căn bệnh thường hay gặp vào bậc nhất trong các bệnh ung thư. Ở Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 2 trong số các bệnh ung thư nhiều người mắc nhất.

Theo ghi nhận của bệnh viện K, mỗi năm Việt Nam có trên 15.000 ca mắc ung thư dạ dày mới và hơn
Tỷ lệ sống thêm thường được các bác sỹ dùng như một chuẩn mực thảo luận về tiên lượng của người bệnh.
Tỷ lệ sống thêm 5 năm là phần trăm số bệnh nhân sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tất nhiên, nhiều người trong số họ sống lâu hơn 5 năm và cũng có nhiều người được chữa khỏi.
(Theo tài liệu của Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai)
11.000 bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này. Có tới 3/4 bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện muộn.
Chỉ có 15% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày sống thêm được 5 năm.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được biết chính xác.
Nhưng ở những người có tiền sử loét dạ dày và từng bị thiếu máu ác tính thì có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.
Các triệu chứng ung thư dạ dày
Những dấu hiệu ung thư dạ dày không đặc hiệu, giống với các biểu hiện viêm dạ dày thông thường, bệnh nhân lại có tâm lý ngại đi khám, tự điều trị nên việc phát hiện bệnh thường muộn.
Do đó, nếu thấy mình có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sỹ để chẩn đoán chính xác căn bệnh, loại trừ khả năng mình bị ung thư dạ dày.
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Giảm cân đột ngột mà không cần cố gắng có thể là một dấu hiệu của ung thư dạ dày. Kéo theo đó là tình trạng mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó cho dù bạn đang rất đói.
Căn bệnh đáng sợ khiến nhiều người không sống thêm được 5 năm
Chướng bụng đầy hơi tưởng là triệu chứng tiêu hóa bình thường nhưng rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. (Ảnh minh họa: Internet)
Chướng bụng đầy hơi
Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rõ rệt.
Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng này mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.
Đại tiện hoặc nôn ra máu
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn.
Khó nuốt
Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
Chán ăn, mệt mỏi kéo dài
Thực tế chán ăn mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết của những người mắc ung thư dạ dày. Nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám.
Để chẩn đoán bệnh cần làm gì?
- Bác sĩ hỏi bệnh và khám bệnh kĩ càng.
- Chụp phim X-quang dạ dày dùng thuốc cản quang.
- Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, sinh thiết chẩn đoán và có thể chụp ảnh dạ dày qua ống nội soi.
- Khi một người bệnh được chẩn đoán là ung thư dạ dày thì cần làm thêm một số xét nghiệm nữa để đánh giá sự phát triển của ung thư đến các cơ quan khác.
Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra cách điều trị tốt nhất. Đó là các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính và siêu âm.


Biến chứng bệnh hậu môn bởi tâm lý ngại đi khám

Bị áp xe và rò hậu môn nhiều năm nhưng không đi khám, nam bệnh nhân 44 tuổi tự điều trị bằng thuốc nam. Bệnh tái phát với 3 lỗ rò, chảy máu và tiết dịch.

Đến lúc đi khám tại bệnh viện, đường rò nguyên phát đã hình thành nhiều đường li ti rất khó phát hiện. Nếu tìm thấy được, việc phá hủy cũng không đơn giản vì dễ đụng vào các cơ hậu môn. Bệnh nhân đã phải phẫu thuật ba lần tại 3 bệnh viện khác nhau nhưng không khỏi. Đến lần mổ thứ tư, bệnh nhân mới khỏi hoàn toàn.
Tương tự, nữ bệnh nhân tại quận 3, TPHCM, bị trĩ cấp độ 3 nhưng ngại đi khám. Bệnh trở nặng, chịliên tục xuất huyết ở hậu môn, mất tập trung và có những trở ngại trong cuộc sống vợ chồng. Trải qua cuộc phẫu thuật cắt trĩ đau đớn, bệnh của chị mới được đẩy lùi.
Phẫu thuật điều trị trĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Ảnh: T.P
Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Ảnh: T.P
BS Nguyễn Ngọc Thao, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, hiện nay số người mắc bệnh về đường hậu môn không ngừng tăng lên. Ngoài một số lý do chính như bị viêm loét, nhiễm trùng thì thói quen ăn đồ nóng và ngồi nhiều khiến bệnh gia tăng nhanh.
Hầu hết người mắc bệnh về hậu môn đều ngại đi khám, đặc biệt là nữ giới. Thay vì đến bệnh viện, họ thường chọn cách mua thuốc hoặc trị bằng thuốc dân gian nhưng không thể điều trị dứt điểm. Mầm bệnh sâu vẫn còn bám lại, lâu dần tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thua kém những căn bệnh mãn tính khác.
Theo BS Thao, bên trong thành hậu môn có rất nhiều tuyến hậu môn. Khi có vi khuẩn xấu xâm nhập, một trong những tuyến hậu môn đó sẽ bị sưng tấy, làm mủ rồi tạo thành áp xe. 
Nó chỉ giống như một đốt viêm mủ bình thường và đa số người ngoài chuyên môn đều xem nó không mấy nghiêm trọng. Thật ra, áp xe ở giai đoạn này rất dễ điều trị, thậm chí người bệnh không cảm thấy đau và có thể khỏi hoàn toàn.
Nếu để lâu các đốt áp xe bắt đầu vỡ ra, chảy mủ rồi để lại một cái lỗ trong tuyến hậu môn của người bệnh, gọi là rò. Từ tuyến hậu môn kết phát, lỗ rò sẽ từ từ ăn sâu qua các tuyến hậu môn lân cận đi ra lớp da bên ngoài. 
Nó không quên mang theo "hành lý" là chất dịch hậu môn, máu mủ và phân của người bệnh đi ra làm họ đau đớn và khó chịu. Công tác điều trị trong giai đoạn này có phần phức tạp hơn và dĩ nhiên sẽ mất nhiều chi phí hơn.
Nếu người bệnh không điều trị dứt điểm mà chọn cách uống thuốc hoặc dùng thuốc nam, vết rò có thể liền da lại một thời gian nhưng sau đó lại tái phát nặng hơn. Vì đường rò bên trong vẫn đang phát triển giống như một cái cây cắm rễ, từ rễ chính lan ra vô số rễ con. 
Bệnh rò hậu môn cũng vậy, từ một lỗ rò lan ra nhiều lỗ rò khắp vùng mông. Đến giai đoạn này, người bệnh không thể làm phẫu thuật mà chỉ có thể chuyển ống dẫn phân qua vùng hông để những lỗ rò không còn chảy phân và dịch hậu môn ra nữa.
Chứng bệnh hậu môn thường gặp khác là bệnh trĩ. Khi ăn ít chất xơ, ngồi lâu, khiêng vác nặng, táo bón... một trong các mạch máu ở vùng hậu môn sẽ sưng lên, gọi là trĩ cấp độ 1. Lúc này người bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng chưa thấy trĩ xuất hiện, chỉ khi đi khám thì bác sĩ mới soi thấy được. Ở giai đoạn này người bệnh có thể có thể điều trị khỏi bằng thuốc.
Đến cấp độ 2, trĩ bắt đầu tụt ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện, vùng hậu môn đau rát và chảy máu nhiều hơn nhưng sau đó có thể tự rút lên được. Ở giai đoạn này trĩ vẫn còn dễ điều trị, bác sĩ có thể cho uống thuốc hoặc thắt trĩ nội soi.
Nếu người bệnh vẫn không điều trị, trĩ sẽ trở nặng thành cấp độ 3 hoặc cấp độ 4. Khi đó, trĩ không tự động rút lên được mà chòi hẳn ra ngoài làm người bệnh chảy máu thường xuyên, gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu đột ngột. 
Lúc này người bệnh cần phẫu thuật cắt trĩ từng búi với chi phí cao hơn, mất nhiều thời gian và đau đớn hơn so với khi điều trị ở cấp độ 1 và 2.


Ợ hơi có thể báo một số bệnh

Ợ hơi là một triệu chứng bình thường mà ai cũng có thể gặp, nó không gây nguy hiểm. Nhưng theo các bác sĩ, nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm cũng có biểu hiện ban đầu là ợ hơi.


Được cha (vốn là võ sư), dạy võ cho từ năm lên 8, nên từ bé chị Lê Thị Hồng Ngát (Tản Đà, Q.5, TPHCM) đã có một thể chất rất tốt. Vì vậy mà dù đã 50 tuổi và trong khi các chị bạn cùng tuổi cứ hết nay ốm, mai đau thì chị Hồng Ngát lại rất ít bị dính bệnh.
Tuy nhiên, hơn 1 tháng nay, chị lại hay bị ợ chua. Lúc đầu ợ chua chỉ xuất hiện sau khi chị ăn cơm. Chiếu theo kinh nghiệm dân gian chị Hồng Ngát cho rằng đó là do thức ăn chậm tiêu hóa mới có hiện tượng như vậy nên không chú ý lắm. Nhưng rồi những cơn ợ chua của chị ngày càng xuất hiện với mật độ dày hơn.
Cứ vừa ăn cơm xong, chưa kịp uống hết ly nước chị Hồng đã bị cơn ợ chua "viếng thăm" mãi một lúc lâu sau mới hết. Thỉnh thoảng kèm theo ợ chua chị còn bị đau bụng. Cơn đau nhiều nhất là vào buổi tối, có hôm bụng đau khiến chị không thể ngủ được. Đó là chưa kể những khi đang nằm xem ti vi chị lại có cảm giác hơi nóng trào lên cổ họng, kèm theo vị chua và thức ăn như muốn trào ngược ra ngoài…
Vẫn cho rằng mình đã có tuổi, ăn uống khó tiêu nên chị đã lên cho mình chế độ ăn uống đúng giờ và nhiều rau xanh. Với tinh thần của con nhà võ, chị áp dụng rất chặt chẽ chế độ đó nhưng hơn tháng qua chứng ợ chua của chị vẫn không thuyên giảm.
Nghe theo lời khuyên của chồng, chị đi đến bệnh viện khám và được bác sĩ chẩn đoán bị trào ngược thực quản dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Những cơn ợ hơi bất thường trước đó chính là những "thông điệp cảnh báo" đầu tiên do căn bệnh "gửi" đến nhưng chị không hay.
Lắng nghe thông điệp cơ thể
Nói về chứng ợ chua và bệnh trào ngược thực quản dạ dày, BS Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Tiêu hóa BV Quân đội 354, Hà Nội): Bình thường khi ăn, thức ăn sẽ theo thực quản đi xuống dạ dày, sau khi dạ dày hoàn thành nhiệm vụ thì thức ăn tiếp tục được đưa xuống ruột non và các phần khác của hệ tiêu hóa. Một khi thực quản và dạ dày của bạn gặp vấn đề chúng sẽ sinh ra chứng ợ hơi liên tục rất khó chịu.
Nếu là người để ý và không chủ quan với sức khỏe của mình, bạn có thể nhận ra chứng ợ hơi báo bệnh này rất khác với ợ hơi thông thường. Chứng ợ hơi này thường là ợ nóng, ợ chua kèm theo cảm giác đầy bụng, buồn nôn, khó nuốt, cồn cào ruột, nóng rát ở trên rốn khi đói hoặc sau khi ăn quá no...
Người có bệnh lý này không chỉ có cảm giác khó chịu mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn tới ung thư. Vì vậy, việc sớm phát hiện ra bệnh và điều trị hợp lý và kịp thời sẽ làm cải thiện cuộc sống người bệnh cũng như làm giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm.
Thực tế tại Khoa Nội tiêu hóa bệnh viện chúng tôi đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám chỉ vì những triệu chứng tưởng chừng đơn giản như ợ hơi, nhưng khi làm xét nghiệm mới phát hiện bệnh đã khá nặng. Thậm chí có trường hợp đã bị ung thư.
BS Vũ Đức Chung khuyến cáo thêm: Ợ hơi là phản xạ bình thường của cơ thể mà ai cũng từng gặp phải nên không đáng lo ngại. Nhưng mọi người cần cảnh giác với chứng ợ chua và ợ nóng. Vì đấy có thể là triệu chứng bệnh lý về đường tiêu hóa tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta.
Nếu như bạn bị chứng ợ chua 1 lần/1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu bạn bị ợ chua 1 lần/1tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì khá rắc rối vì chúng có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau, đặc biệt là người mắc ợ chua kinh niên.


Cách ăn uống tốt cho người bệnh dạ dày


Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát. Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa bệnh đã được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh không bị tái phát.
Gánh nặng của niêm mạc dạ dày: Bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị trợt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí viêm hoặc loét khác nhau mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng... 
Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính. Người bệnh phải chung sống với cảm giác đau khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi. 
Hơn nữa, thói quen của người bệnh là uống kháng sinh, khi thấy đỡ lại dừng, nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là dạ dày hoàn toàn bình phục. Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể lại kích ứng tái phát viêm bất cứ lúc nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh hay tái phát.
​Người bệnh dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muối.
​Người bệnh dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muối
Quy tắc ăn uống trong bệnh dạ dày
Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sĩ. Vậy rốt cuộc nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?
Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô... chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày "vất vả" hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.
Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu... để bảo vệ dạ dày.
Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.


"Đoạn kết" nan giải

Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.

"Lỗi hẹn"
Với những người "đầu xuôi đuôi lọt" thì chuyện vệ sinh hàng ngày cứ đến hẹn lại… ra. Còn những người đầu xuôi nhưng đuôi "ậm ạch" sẽ rơi vào cảnh mặt đỏ tía tai trong toilet.
Ở người trẻ, mạch máu còn dẻo dai, độ co dãn còn tốt nên chuyện khó khăn khi "xuất hàng" được cải thiện nhanh chóng nếu thay đổi lối sống, sinh hoạt, cách ăn uống. Nhưng với người từ tuổi trung niên trở lên, bệnh sẽ ngày càng nặng do mạch máu không còn độ vững chắc, lại còn bị căng kéo, chà xát mỗi khi đến hẹn xuất "hàng". 
Độ cứng chắc của "hàng hóa" tỷ lệ thuận với tình trạng bệnh. Được gọi là bệnh táo bón khi những trục trặc đầu ra kéo dài tới ba tháng. Nếu không điều trị, mạch máu phình to sẽ thành búi trĩ.
Có nhiều loại trĩ, trĩ nội nằm trong trực tràng, trĩ ngoại nằm ngoài và trĩ hỗn hợp bao gồm cả nội lẫn ngoại. Khi có trĩ, đương sự sẽ thấy ngồi không được, đứng không xong, đi càng đau. Nặng hơn là kèm theo máu. 
Do bệnh nằm ở vùng khó nói, lại có vẻ mất vệ sinh khi đề cập nên cho đến nay vẫn chưa có điều tra dịch tễ về bệnh này. Nhưng với cách ăn uống, nhịp độ sống, làm việc hiện nay thì nạn nhân của táo bón và trĩ chắc chắn là con số không nhỏ.
Đối phó
Thông thường, ai cũng coi thường táo bón vì không phải gặp thường xuyên và dễ chữa, chỉ cần ăn thêm rau, uống thêm nước là giải tỏa "ách tắc giao thông". Song, ít ai ngờ táo bón là quân tiên phong tạo điều kiện cho trĩ định cư dài hạn. 
Sự kết hợp giữa "cặp đôi hoàn hảo" táo bón - trĩ sẽ làm cho đương sự luôn ở trong tâm trạng lo âu, căng thẳng và nếu không chữa trị bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, xuất huyết nhiều và không dứt. Điều khiến bệnh có điều kiện làm mưa làm gió là khi đối mặt với bệnh trĩ, cả nam lẫn nữ đều có tâm lý ngại khám bệnh.
Cũng có người sợ đến bác sĩ sẽ bị cắt, rạch nên tìm đến những nơi quảng cáo chữa trĩ: "ba ngày rụng, ít đau", chỉ cần bôi thuốc là… rụng. Phước chủ may thầy, gặp thầy giỏi, có bài thuốc hay thì hết bệnh, nhưng nếu gặp lang băm thì cầm chắc nhiễm trùng nặng, điều trị càng khó khăn.
BS Dương Phước Hưng - BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: một ngày phòng khám của BV nhận trên 100 ca, có đến trên 50% là bệnh nặng phải phẫu thuật. Trong số này, có những người đã đi chữa bên ngoài, bôi thuốc cho rụng, trĩ rụng để lại sẹo làm bít hậu môn. Cũng có người viêm loét hậu môn do nhiễm trùng. Các ca này điều trị rất khó khăn.
Trong điều trị, trĩ được chia ra làm bốn mức độ tùy vị trí
Độ 1: Trĩ còn nằm bên trong nhưng chảy máu khi đại tiện.
Độ 2: Trĩ đã xuất hiện mỗi khi "hẹn hò" nhưng xong việc thì chui trở vào trong.
Độ 3: Trĩ thòi ra và đương sự phải dùng tay đẩy lên mới vào.
Độ 4: Trĩ nằm hẳn bên ngoài.
Bệnh trĩ cũng như những bệnh khác, càng điều trị sớm thì quá trình điều trị càng nhẹ nhàng, ít tốn kém. Cụ thể, ở độ 1 và độ 2, chỉ cần uống thuốc là tình hình "yên tĩnh" ngay, nhưng độ 3, độ 4 và trĩ hỗn hợp phải phẫu thuật. Theo BS Dương Phước Hưng thì phẫu thuật là cách điều trị trĩ triệt để, tỷ lệ tái phát 2 - 3%.
Y… hẹn
Táo bón và trĩ không chỉ gây bất tiện cho đời sống mà còn tỷ lệ thuận với các bệnh ung thư trên trục tiêu hóa. Vì thế, cách tốt nhất là phòng trĩ từ xa, ngay từ tuổi thanh xuân. Muốn vậy, cần "cấm cửa" anh chàng táo bón. Cần ăn nhiều loại rau, củ có tính nhuận tràng, chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan như: đậu bắp, mướp, mồng tơi, rau đay, giá, đậu, khoai… 
Các loại trái cây như: đu đủ, thanh long, chuối… cũng giúp cho ruột năng động hơn, chuyển động nhanh hơn. Sữa chua dùng sau bữa ăn điểm tâm có giá trị không thua kém thuốc nhuận trường, giúp hoạt động của ruột trơn nhuận.
BS Dương Phước Hưng hướng dẫn: Khi đã bị trĩ, không ăn các loại gia vị ớt, tiêu, gừng, uống bia rượu… vì bệnh sẽ nặng hơn. Cần uống nước đầy đủ, không ngồi hoặc đứng lâu.