Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Bệnh trĩ: Dùng thuốc hay phẫu thuật?

Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như chảy máu, sa và ngứa hậu môn. Theo một thống kê ở nước ngoài cho thấy: những người lớn trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 50%.

Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê quy mô lớn, nhưng theo kinh nghiệm nhiều năm hành nghề của các vị thầy thuốc nổi tiếng thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ là rất lớn và hầu như trong suốt cuộc đời mình, ai cũng có một thời gian bị bệnh trĩ. "Thập nhân cửu trĩ", mười người thì có đến chín người bị bệnh trĩ, câu nói của một vị giáo sư nổi tiếng trong ngành y có lẽ không sai. 

Ảnh minh họa

Đối tượng nào thường hay bị trĩ?
Thật ra từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy đối tượng nào hay bị bệnh trĩ. Nếu trong gia đình có người bị bệnh trĩ thì các thành viên khác có bị hay không? Chưa có câu trả lời chính xác nhưng có một số yếu tố rất quan trọng mà khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam đều kết luận, đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:
- Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký...
- Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài.
- Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.
- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh...
Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn... đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái. Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ. Có người ôm mãi nỗi niềm không biết tỏ cùng ai đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau nhiều hơn.

Bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác

Chữa trị: Uống thuốc hay phẫu thuật?
Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa với nhiều loại thuốc và nhiều dạng sử dụng, từ thuốc uống làm tăng sức bền thành mạch, kháng sinh, chống viêm, giảm đau trong cơn đau cấp tính, đến các dạng tọa dược nhét hậu môn, các loại pomade bôi tại chỗ... Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, đang giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm.
Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật chích xơ với thuốc gây xơ, đốt lạnh, thắt dây thun, đốt điện lưỡng cực, quang đông bằng hồng ngoại hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo và Longo cải tiến cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ.
Để đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhân cần được khám ở một bác sĩ chuyên khoa và được soi hậu môn trực tràng để đánh giá phân độ một cách chính xác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ.
Với bệnh trĩ độ 1, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa đơn thuần bằng cách sử dụng các loại thuốc uống, tọa dược hay pomade bôi tại chỗ và không cần phải nằm bệnh viện. Với trĩ độ 2 và độ 3 mà búi trĩ còn nhỏ thì có thể sử dụng các thủ thuật như chích xơ hay đốt bằng hồng ngoại... Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều. 

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam - BV Đại học Y Dược
Theo Thanh niên

Giúp hệ tiêu hóa cân bằng sau ngày Tết

Sự thay đổi nhịp sinh hoạt, ăn uống trong những ngày tết gây ra khá nhiều hệ lụy.
Chính việc ăn uống quá nhiều, quá ít, không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm... uống nhiều rượu, bia trong dịp lễ Tết đã dẫn tới rối loạn về sự thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, đắng miệng, ăn không biết ngon đến hội chứng kém hấp thu như đi phân sống...
Theo bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung, Bệnh viện Nhân dân 115, sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc đánh trung tiện liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần vào chiều tối. Bụng “phì lớn” nhanh như người có thai. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa...
Để giúp bộ máy tiêu hóa giảm tải và trở lại nếp sinh hoạt của ngày thường, bác sĩ Tú Dung khuyên nên “làm sạch” ruột trong vài ngày bằng những chế độ ăn uống phù hợp. Có thể uống những loại nước trà thảo dược, hãm nước từ các loại cây cỏ nhằm giúp tiêu hóa tốt hơn: bạc hà, cam thảo, rau mùi, thìa là, cây bồ công anh, cây ngưu bang, cây lý đen...
Nên nhớ uống nhiều nước khoáng: nước khoáng rất giàu chất bicarbonate, các chất này giúp giảm lượng a xít trong dạ dày.
Đặc biệt, đối với than sinh học (viên nén hoặc viên con nhộng), có thể uống thuốc này khi ăn uống quá nhiều hay dạ dày bị đầy hơi. Ngoài ra, loại thuốc này còn giảm lượng a xít trong dạ dày, giúp giảm đau dạ dày.
Bạn cũng cần ăn nhiều thực phẩm có chứa chất probiotique. Chất này giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cải thiện môi trường sống của ruột. Các thực phẩm chứa chất này là sữa chua, sữa lên men, các thực phẩm làm từ đậu nành...
Những cách trên đây chỉ có tính chất hỗ trợ trong trường hợp bạn bị rối loạn nhẹ, nếu nặng thì nhất thiết phải đến gặp bác sĩ.
(Theo Alobacsi.vn)

Cẩm nang tư vấn Tim mạch - Huyết áp Thần kinh - Tâm thần Nội tiết - Tiểu đường Thận - Tiết niệu Bệnh đường hô hấp Bệnh người cao tuổi Bệnh Tai Mũi Họng Bệnh Răng Hàm Mặt Bệnh Da liễu - Dị ứng Bệnh về mắt Bệnh ung thư Bệnh về máu Bệnh truyền nhiễm Bệnh xương khớp Bệnh đường tiêu hóa Sức khỏe phụ nữ Bệnh trẻ em Sức khỏe giới tính Sơ cấp cứu Dinh dưỡng Y học cổ truyền Thẩm mỹ 7 bí quyết hỗ trợ tiêu hóa

Bạn thưởng thức bữa ăn ngon nhưng sau đó lại thấy hối tiếc vì gặp phải chứng khó tiêu. Hãy áp dụng một số bước dưới đây để hỗ trợ tiêu hóa.


Ăn thực phẩm chứa probiotic
Đây là những vi khuẩn tốt có trong một số thực phẩm và cũng có mặt trong đường tiêu hóa. Probiotic có trong các thực phẩm như sữa chua, sữa, đồ uống có chứa probiotic.
Không nằm ngay sau khi ăn
Cơ thể cần tiêu hóa thức ăn ở tư thế đứng và việc bạn nằm khi cơ thể đang cố gắng tiêu hóa thức ăn có thể dẫn tới chứng khó tiêu. Vì vậy hãy chờ 2 - 3 tiếng sau khi ăn rồi hãy đi ngủ.
Ăn chậm
Nếu bạn ăn quá nhanh, bạn sẽ nuốt phải nhiều không khí có thể làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Đảm bảo bạn bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn
Tuy nhiên đừng bất ngờ chuyển từ việc ăn ít chất xơ sang tiêu thụ nhiều chất xơ trong một sớm một chiều vì nó có thể gây ra một số vấn đề về dạ dày - ruột. Thay vào đó, hãy từ từ bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của bạn kết hợp với việc uống nhiều nước.
Ghi lại những thực phẩm gây khó tiêu
Thông thường các thực phẩm hoặc đồ uống nhiều acid, caffeine, rượu hoặc đồ ăn cay có thể gây khó tiêu.
Không mặc quần áo hoặc đeo thắt lưng quá chặt khi ăn vì nó có thể chèn ép dạ dày và dễ gây hiện tượng ợ nóng.
Cố gắng nhai kẹo cao su sau bữa ăn
Nó sẽ kích thích việc sản sinh nước bọt giúp trung hòa acid dạ dày và giảm khả năng bị khó tiêu.

( Theo Alobacsi.vn)

Bệnh tiêu chảy phân mỡ

(Thaythuocvietnam) -  - Bệnh tiêu chảy phân mỡ hay bệnh ruột nhạy cảm gluten là tình trạng phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn.
 1. Bệnh tiêu chảy phân mỡ là gì?
Bệnh tiêu chảy phân mỡ hay bệnh ruột nhạy cảm gluten là tình trạng phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, đại mạch, lúa mạch đen, một số người bị mắc bệnh tiêu chảy phân mỡ còn phản ứng với cả yến mạch. Điều trị bằng cách loại khỏi gluten ra khỏi chế độ ăn. Bệnh có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như loãng xương, vô sinh và ung thư ruột nếu không điều trị. Các triệu chứng thay đổi tùy người nhưng có thể bao gồm mệt mỏi, thiếu máu, tiêu chảy, bụng ấm ách khó chịu, sụt cân, nôn và loét miệng. Bệnh ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Không dung nạp gluten gây phản ứng viêm làm tổn thương ruột. Các vi nhung mao trong lòng ruột trở nên bị viêm và dẹt lại (teo nhung mao) làm giảm bề mặt hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Khi đó cơ thể không thể hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Vì thiếu các chất dinh dưỡng nên những bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy phân mỡ không được chẩn đoán có thể có rất nhiều các biểu hiện dạ dày ruột và có thể bị thiều các chất dinh dưỡng.
2. Các biểu hiện của tiêu chảy phân mỡ
Các triệu chứng thay đổi từ nhẹ đến nặng bao gồm: đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, táo bón, loét miệng, đau đầu, sụt cân, rụng tóc, các vấn đề về da, tầm vóc thấp, trầm cảm, vô sinh, sẩy thai nhiều lần và đau xương khớp. Một số triệu chứng có thể lẫn với các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp lúa mì trong khi các triệu chứng khác lại được cho là do stress hoặc quá trình lão hóa.
Nên làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh tiêu chảy phân mỡ
 Nếu bạn có các biểu hiện trên có thể bạn bị tiêu chảy phân mỡ và nên tiến hành các bước chẩn đoán sau đây:
Bước 1: đầu tiên là nói với bác sĩ những triệu chứng và lo lắng của mình. Không nên làm trong bước này là loại gluten ra khỏi chế độ ăn vì các xét nghiệm sẽ cho kết quả không chính xác. Tiếp tục ăn uống như bình thường và nếu bạn đã loại gluten ra khỏi chế độ ăn thì phải ăn lại ít nhất trong vòng 6 tuần trước khi làm xét nghiệm.
Bước 2: bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm máu để kiềm tra kháng mô bọc sợi cơ và/ hoặc kháng thể transglutaminase mô.
Bước 3: sinh thiết ruột qua nội soi ống mềm để lấy một mẫu mô quan sát dưới kính hiển vi tìm những bất thường
Các nguy cơ đối với sức khỏe là gì?
Rất may là các nguy cơ đối với sức khỏe liên quan đến bệnh tiêu chảy phân mỡ là rất ít khi bạn có thể loại khỏi gluten ra khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên có thể có các ảnh hưởng nghiêm trọng kéo dài nếu không được chẩn đoán cho tới giai đoạn muộn của cuộc đời vì có nguy cơ cao bị ung thư ruột, loãng xương và các vấn đề vô sinh.
Nguy cơ loãng xương tăng lên ở những người được chẩn đoán muộn do giảm hấp thụ calci vì vậy điều trị hiệu quả là rất cần thiết để tránh các biến chứng của loãng xương như gãy xương.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ác tính như u lympho ruột là biến chứng nghiêm trọng nhất, tuy nhiên nguy cơ sẽ giảm về bình thường nếu loại gluten ra khỏi chế độ ăn trong vòng 3 - 5 năm.
Nguy cơ vô sinh và các biến chứng thai nghén tăng lên nhưng cũng sẽ giảm đi khi được chẩn đoán và loại ra khỏi chế độ ăn.
Các tình trạng liên quan với bệnh tiêu chảy phân mỡ?
Có mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy phân mỡ và các bệnh tự miễn dịch khác, thường là đái tháo đường typ 1 (đái tháo đường phụ thuốc insulin) và giảm năng tuyến giáp.
Hầu như bệnh nhân viêm da dạng herpes đều có những mức độ khác nhau của bệnh tiêu chảy phân mỡ vì vậy điều trị thường bắt đầu bằng cách loại gluten ra khỏi chế độ ăn mặc dù nhiều bệnh nhân cần phải bắt đầu điều trị bằng thuốc.
Không dung nạp lactose là hiện tượng phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiêu chảy phân mỡ không được chẩn đoán hoặc mới được chẩn đoán. Nguyên nhân là do ruột không thể phân hủy lactose trong khi đang bị tổn thương dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu. Nếu bạn cảm thấy không dung nạp lactose ra khỏi chế độ ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng calci. Một khi ruột lành lại thì vấn đề thường được giải quyết.
3. Sự khác nhau giữa dị ứng và không dung nạp
Không dung nạp thức ăn thường được mô tả chung chung là phản ứng với thức ăn bao gồm dị ứng thức ăn thật sự và bệnh tiêu chảy phân mỡ mà cả hai loại này đều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Tiêu chảy phân mỡ là bệnh tự miễn dịch do không dung nạp gluten, bệnh kéo dài và có các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu liên quan đến nội soi và sinh thiết. Chẩn đoán dị ứng thức ăn dựa vào tiền sử ăn uống, phát hiện kháng thể và các xét nghiệm khác. Các triệu chứng bao gồm sưng miệng và họng, nôn, đau bụng, ban da, ho, giảm huyết áp và có thể dẫn đến sốc phản vệ.
Không dung nạp thức ăn không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và vấn đề thường chỉ là tạm thời. Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón, các vấn đề da và hen phế quản và cách duy nhất để chẩn đoán là loại chất đó ra khỏi chế độ ăn.

Tìm hiểu về men gan

Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Uống rượu và hút thuốc là những thói quen có hại cho gan
1. Men gan là gì?
Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.

2 . Có bao nhiêu loại men gan? 
có 4 loại men gan
-         AST (Aspartate Transaminase) hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay ASAT (Aspartate AminoTransferase)  là một enzyme ở bào tương và ty thể, hiện diện ở tế bào gan, tim, cơ vân, thận, não và tụy.  AST là một men xúc tác trong phản ứng giữa aspartate và alpha-ketoglutarate tạo thành oxaloacetate và glutamate.
-         ALT (Alanine Transaminase ) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hay ALAT (Alanine AminoTransferase) là men trong bào tương, hiện diện chủ yếu ở tế bào gan, chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim. Vì vậy sự tăng ALT đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan hơn so với AST. ALT là một men xúc tác phản ứng transamination (là phản ứng chuyển nhóm amino, men xúc tác cho phản ứng này gọi là transaminase) chuyển nhóm amino từ Alanine sang alpha-ketoglutarate tạo thành sản phẩm Glutamate và Pyruvate. Alanine là một acid amine giữ vai trò quan trọng trong chu trình glucose-alanine giữa gan và mô cơ. Năng lượng tạo được trong những phản ứng của chu trình này dành cho sự co cơ.
-         Alkaline phosphatase là một loại men trong tiểu quản màng tế bào gan.
-         Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) là men trong tế bào thành của ống mật.
 
3. Tại sao men gan tăng trong viêm gan?
Bình thường khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40 U/L. Khi tình trạng viêm gan xảy ra dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn bình thường làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng từ 1-2 lần là mức độ nhẹ, 2-5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng.
 
4. Nguyên nhân gây tăng men gan:
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng men gan nhưng thường gặp là:
-         Viêm gan do virus A, B, C, D.
-         Viêm gan do thuốc.
-         Viêm gan do rượu.
-         Viêm gan tự miễn.
-         Ứ sắt.
-         Wilson.
-         Thiếu alpha 1 – antitrypsine.
 
5. Dự đoán nguyên nhân qua hình thái tăng men gan:  
Tăng men gan  thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do thuốc. Mức độ tăng men gan có thể tương quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng. Viêm gan mạn được quy ước là sự tăng men gan kéo dài hơn 6 tháng.
Ở bệnh nhân viêm gan do rượu AST thường cao gấp 2-10 lần giới hạn bình thường và ALT chỉ ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ. Nồng độ ALT tương đối thấp có thể do hậu quả từ sự thiếu pyrydoxal 5-phosphate ở người nghiện rượu là một yếu tố cần thiết cho sự tổng hợp ALT. Ngược lại ở bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ALT thường cao hơn AST.
Men gan có thể  tăng lên đến 3000 U/L trong viêm gan virus cấp hoặc viêm gan do thuốc. Ở bệnh nhân suy gan cấp hay sốc gan thì men gan có thể tăng đến 5000 U/L.
Men gan tăng mức độ nhẹ hoặc trung bình thường gặp trong viêm gan virus mạn tính, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non (celiac disease).
Trong vàng da tắc mật men gan thường dưới 500 U/L.

6. Men gan thấp trong trường hợp nào?
Men gan thấp có thể liên quan đến hội chứng ure huyết hoặc ở người lọc thận định kỳ. Viêm gan virus mạn tính trên những đối tượng này có thể men gan không tăng.
                                                                                       Bs Trần Quốc Trung
Theo hepacentre

Ung thư gan, một trong 8 loại ung thư thường gặp

Ung thư gan, một trong 8 loại ung thư thường gặp
(10:58 | 25/11/2011)
 - Ung thư gan là 1 trong 8 ung thư hay gặp nhất trên toàn thế giới, bệnh chiếm 4% trong tổng số các ung thư ở người. Tại Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan chủ yếu là virut viêm gan B. Đây là căn bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm chính vì vậy việc điều trị cũng ít hiệu quả. Cách tốt nhất phòng chống căn bệnh này là tiêm phòng vaccin viêm gan B.
Thủ phạm chính gây nên bệnh ung thư gan là virut viêm gan B. Các bằng chứng khoa học đã chứng minh virut viêm gan B là yếu tố gây ung thư gan trên thực nghiệm. Người bị nhiễm virut viêm gan B có nguy cơ cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virut này.
Xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan. Uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới. Những người bị xơ gan do rượu nếu ngừng uống khoảng 10 năm thì sau đó cũng tiến triển tới ung thư gan.
Thực phẩm dự trữ trong môi trường nóng và ẩm dễ sinh ra một loại nấm gọi là Aspergillus flavus, loại nấm này sinh ra Aflatoxin, là chất được biết gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Ung thư tế bào gan cũng xuất hiện ở trên 30% bệnh nhân bị ứ sắt có tính chất di truyền.
Tại Việt Nam, hậu quả của chiến tranh để lại với hàng triệu tấn chất độc màu da cam có chứa chất Dioxin cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây nên căn bệnh này.
Các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng vùng hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp nhất do u lớn. Triệu chứng khởi đầu cũng thường gặp là trên các bệnh nhân xơ gan đột ngột xuất hiện biến chứng (cổ chướng, vàng da, xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản). Khi khám bệnh, có thể sờ thấy gan to, ấn rắn chắc.

Điều trị bệnh ung thư gan tuỳ thuộc vào giai đoạn của ung thư và tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân. Đối với những trường hợp có khối u nhỏ đơn độc, chức năng gan còn tốt, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân ung thư gan cũng bị xơ gan và không cắt được. Các phương pháp điều trị khác như tiêm cồn, hoá chất vào động mạch gan… cho kết quả rất hạn chế. Đối với các bệnh nhân giai đoạn muộn, điều trị chủ yếu là chống đau và điều trị triệu chứng.
Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu, thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng. Chỉ có khoảng 1% người ung thư gan có thể sống sót sau 5 năm.
Đa số các ung thư gan thường kem theo nhiễm vi rút viêm gan B, để dự phòng căn bệnh này, việc cần làm là thực hiện tiêm vaccin chống lại virut viêm gan B.
 
Theo website Sở Y tế Hà Nội

Dị vật trong đường tiêu hóa trên nhận biết, điều trị và phòng bệnh

(Thaythuocvietnam) -  - Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của các phương tiện nội soi, đặc biệt là thiết bị nội soi tiêu hóa đã giúp cho thầy thuốc phát hiện nhiều mặt bệnh khác nhau như ung thư, viêm, loét…và kể cả những dị vật trong đường tiêu hóa.
Dị vật (DV) đường tiêu hóa là những vật do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống hay trong sinh hoạt. Thống kê các nghiên cứu trên thế giới trong và ngoài nước cho thấy tỉ lệ mắc dị vật trong đường tiêu hóa trên chiếm tỉ lệ thấp và phần lớn (80 - 90%) các dị vật này có thể tự đào thải ra ngoài theo phân nhờ nhu động của ống tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 - 20% các dị vật cần phải điều trị do có kích thước lớn, có hình thù sắc nhọn dễ gây tổn thương trong đường tiêu hóa hoặc có chứa thành phần độc hại cho cơ thể. Nếu các dị vật này không được xử lý kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nặng như: chảy máu, áp xe, tắc ruột, thủng ruột… Các thống kê cho biết tỉ lệ tử vong do các biến chứng của dị vật gây nên là rất lớn. Tiên lượng và hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của dị vật và thời gian xử trí sớm hay muộn. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua những nét cơ bản về vấn đề này.
Các loại dị vật trong đường tiêu hóa trên
Nhìn chung, các dạng dị vật của đường tiêu hóa trên rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các tác giả trên thế giới có thể phân làm 3 loại chính như sau:
- Dị vật thực sự bao gồm như xương cá, tăm tre, kim băng, cúc áo, cục pin… và đây là loại dị vật hay gặp nhất.
- Dị vật là thức ăn chưa được nhai kỹ như cục thịt, cục măng khô, búi rau.
- Dị vật dạng cục bã thức ăn (bezoar): được tạo bởi bã, xơ thực vật, nhiều khi kết hợp cả lông, tóc, hạt trái cây…kết hợp với chất nhầy của dạ dày.
Đối tượng dễ bị mắc dị vật trong đường tiêu hóa trên
Nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới. Tuy nhiên, các thống kê đã cho thấy những đối tượng sau thường gặp là:
- Trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi
- Người có răng kém, hoặc có răng giả
- Người cao tuổi
- Người mắc bệnh tâm thần
- Người nghiện rượu
- Người có thói quen ăn uống không cẩn thận: ăn nhanh, nuốt vội…
- Có tiền sử phẫu thuật dạ dày - tá tràng: cắt dạ dày - tá tràng, nối vị tràng…
- Người có bệnh lý ở dạ dày - tá tràng: hẹp môn vị, làm ứ đọng thức ăn trong dạ dày - tá tràng.
Triệu chứng khi mắc dị vật đường tiêu hóa trên
Các triệu chứng lâm sàng của dị vật đường tiêu hóa trên cũng phụ thuộc vào tính chất của dị vật (to hay nhỏ…) và thời gian mắc (sớm hay muộn). Thực tế đã cho thấy một số bệnh nhân có khi mắc phải dị vật lúc nào không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu lâm sàng bệnh nhân mới đi khám bệnh và các thầy thuốc phát hiện dị vật. Chúng tôi đã gặp có bệnh nhân cao tuổi, có thói quen ngậm tăm sau khi ăn cơm và ngồi xem vô tuyến, rồi buồn ngủ và tăm đã rơi vào trong dạ dày - tá tràng lúc nào không biết. Khi bệnh nhân thấy đau nhiều vùng thượng vị mới đi khám. Tuy nhiên, để tiện phân loại, các triệu chứng mắc dị vật chia làm 2 nhóm:
- Tại thực quản thường có các dấu hiệu như: nuốt vướng, nuốt nghẹn, đau khi nuốt, đau sau xương ức, trẻ em có thể quấy khóc hoặc buồn nôn và nôn. Một số bệnh nhân có khạc ra máu nếu các dị vật gây biến chứng ở thực quản viêm, áp xe…
- Tại dạ dày: thường có dấu hiệu: đau vùng thượng vị, buồn nôn - nôn, đầy bụng, chậm tiêu.
Biến chứng do dị vật gây nên: dị vật đường tiêu hóa trên có thể gây các biến chứng như: áp xe (nhất là ở thực quản), loét, gây chảy máu, thủng, nhiễm trùng nhiễm độc, gây tắc ruột…
Điều trị
Ngày nay, do có máy nội soi dạ dày ống mềm, nên có thể chẩn đoán bệnh dễ dàng, xác định được vị trí của dị vật, đánh giá mức độ tổn thương ở dạ dày, thực quản do dị vật gây nên. Cũng nhờ nhiều thiết bị hiện đại, đặc biệt các thiết bị can thiệp điều trị, nên có thể lấy dị vật trong đường tiêu hóa qua nội soi dễ dàng. Trong trường hợp không lấy được do dị vật to hoặc có thể gây nguy hiểm trong quá trình thao tác hoặc dị vật đã gây biến chứng thì cần phải mổ.
Dự phòng
Cần tránh các nguy cơ cao dễ gây mắc dị vật như đã trình bày ở trên. Điều quan trọng nhất khi đã biết mình bị măc dị vật cần phải đến ngay các trung tâm y tế, đặc biệt các trung tâm can thiệp qua nội soi. Một số bệnh nhân rất sai lầm khi biết mình bị dị vật đã dùng các bài thuốc nam hoặc chữa bằng mẹo vặt…nhưng bệnh không khỏi và nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Một vấn đề chúng tôi cần thông báo là dựa trên các số liệu nghiên cứu thu được cho thấy những bệnh nhân ăn quá nhiều: nghệ, tam thất, mật ong thì cũng có nguy cơ dễ hình thành dị vật trong dạ dày - tá tràng. Tuy nhiên, cơ chế gây nên dị vật này cần tiếp tục nghiên cứu.


Đường tiêu hóa với bệnh giun đũa

 Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa ở miền Bắc Việt Nam là 85 - 98%.

Điều mà ít người biết đến chính là đặc tính thích “đi du lịch” của giun đũa. Có thể nói đặc tính “đi du lịch” đã trở thành vấn đề sống còn của loài giun này. Không những chúng “đi du lịch” trong cơ thể người mà bắt buộc phải “đi du lịch” ra môi trường bên ngoài cơ thể thì mới duy trì được nòi giống.
Đời sống của giun đũa
Giun trưởng thành sống trong ruột non của người, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, trứng giun đũa có khả năng chịu lạnh, nóng và các chất sát khuẩn nhờ cái vỏ khá vững chắc. Trứng cần phải ra môi trường bên ngoài mới hình thành phôi, nếu không theo phân ra môi trường bên ngoài để tận hưởng nhiệt độ, độ ẩm và không khí của môi trường mà cứ ở trong ruột người thì cái trứng đó không bao giờ nở ra ấu trùng để thành giun được. Khi ra môi trường bên ngoài, trứng cần đến 2 -3 tuần để hình thành phôi nên chưa thể gây nhiễm ngay. Sau khi trứng đã hình thành phôi, chúng nằm chờ để được con người ăn vào cùng với thức ăn sống hoặc nước uống bị nhiễm bẩn hoặc thói quen ăn bốc mà không rửa tay kỹ trước khi ăn. Qua dạ dày, nhờ dịch tiêu hóa vỏ trứng sẽ bị tan ra và ấu trùng giun thoát ra khi trứng xuống tới ruột non. Các ấu trùng này bắt đầu cuộc du lịch trong cơ thể người, trước tiên chúng xuyên qua thành ruột đi vào tĩnh mạch cửa rồi lên gan hoặc bò lên phúc mạc ruột. Từ gan, ấu trùng tiếp tục đi lên tim phải, động mạch phổi và các mao mạch phổi. Cuộc hành trình từ ruột lên đến mao mạch phổi mất khoảng 3 ngày, chúng dừng lại ở đây khoảng 1 tuần. Trong thời gian 1 tuần cư trú ở mao mạch phổi, ấu trùng thay vỏ 2 lần. Vào ngày thứ 10, chúng tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua thành mao mạch - phế nang để từ đường máu sang đường hô hấp. Chúng rời các phế nang bò lên cuống phổi đến ngã tư hô hấp - tiêu hóa để lọt vào đường tiêu hóa và trở về ruột non. Ở ruột non, sau một lần thay vỏ, cuối cùng chúng trở thành giun trưởng thành và ký sinh ở ruột non. Kể từ khi bị nhiễm, sau 60 ngày giun bắt đầu đẻ trứng.
 Vòng phát triển gây bệnh của giun đũa
Bệnh gây ra bởi giai đoạn ấu trùng
Để không bị nhiễm giunHiện nay có nhiều loại thuốc uống để điều trị bệnh giun đũa có hiệu quả cao lại ít độc, nhưng quan trọng nhất vẫn là không để bị nhiễm giun đũa. Để không bị nhiễm giun đũa hãy giữ vệ sinh ăn uống, tập thói quen rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi. Không dùng phân người để bón cho rau. Nếu không bị nhiễm mới thì sau 18 tháng sẽ tự hết giun đũa ký sinh trong bụng vì tuổi thọ của giun đũa tối đa là 18 tháng.
Hai giai đoạn trong chu kỳ phát triển của giun trên người là ấu trùng và giun trưởng thành, chúng đã gây ra 2 giai đoạn bệnh trên người đó là giai đoạn tổn thương ở phổi tương ứng với giai đoạn ấu trùng và các biểu hiện ở đường tiêu hóa tương ứng với giai đoạn giun trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng qua gan thường không có triệu chứng gì vì chúng đi theo tĩnh mạch, nhưng khi qua phổi chúng xuyên qua thành phế nang mao mạch và gây ra các tổn thương cơ học và phản ứng dị ứng tại chỗ. Trên phim Xquang thấy những đám mờ thâm nhiễm (hội chứng Loeffler), những đám mờ này mất đi sau một tuần đồng thời thấy tăng bạch cầu ái toan trong máu. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc có biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, khạc ra chất nhầy của niêm mạc, cá biệt có trường hợp ho ra máu. Các triệu chứng sẽ giảm dần và mất đi sau 3 tuần. Sau hội chứng Loeffler 2 tháng, có thể phát hiện thấy trong phân có trứng giun đũa.
Bệnh gây ra bởi giun trưởng thành
Giai đoạn giun trưởng thành ký sinh ở ruột non thường dẫn tới các rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, trướng bụng, đau bụng quanh rốn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ra giun, trẻ em có thể thấy mất ngủ, bực dọc, quấy khóc, ứa nước bọt, bụng to, gầy mòn, xanh xao do thiếu máu. Giun trưởng thành còn gây ra khá nhiều biến chứng đòi hỏi phải cấp cứu như cuộn lại với nhau thành búi gây ra tắc ruột, lồng ruột hoặc ngoi lên phía trên chui vào ống mật, ống tụy gây viêm tụy cấp, gây tắc mật, áp xe gan và hình thành sỏi mật. Giun chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột gây viêm phúc mạc…        
( Theo Suckhoedoisong.vn) 

Tắc ruột non: Nguy hiểm!

Tắc ruột non có thể do nguyên nhân cơ học hay do liệt ruột. Tắc ruột nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến hoại tử ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, tỉ lệ tử vong rất cao.
Bài viết sau đây sẽ giúp thầy thuốc tuyến cơ sở và bạn đọc phát hiện sớm bệnh để có thái độ xử trí đúng trong phòng và chữa bệnh.
Đối tượng nào dễ bị tắc ruột?
Những trường hợp sau đây dễ bị tắc ruột non: bị dính ruột, thoát vị bẹn, thoát vị đùi, ung thư. Ruột thường bị dính sau khi phẫu thuật ổ bụng chiếm 56%; thoát vị nghẹt chiếm khoảng 25%; ung thư chiếm 10%; khoảng 5% là tắc ruột do các trường hợp phẫu thuật nội soi; các bệnh: viêm ruột, sỏi mật, xoắn ruột, lồng ruột, viêm ruột do bức xạ, áp-xe, các thương tổn bẩm sinh… cũng dễ gây tắc ruột.
 
Cách phát hiện sớm tắc ruột
Một người bị tắc ruột thường có một hay nhiều dấu hiệu sau đây: đau bụng và trướng bụng. Tính chất đau là đau quặn, đau co thắt ở vùng thượng vị hay quanh rốn. Tắc phản xạ ruột non thường gây trướng bụng to. Nôn và bí trung - đại tiện: bệnh nhân không thể đi đại tiện ra phân hay hơi là những triệu chứng có giá trị trong chẩn đoán tắc ruột. Nôn xảy ra muộn, nôn ra chất phân là chỉ điểm của tắc ở đoạn ruột thấp, gần đại tràng. Bí trung, đại tiện chỉ xảy ra sau khi tất cả phân ở dưới chỗ tắc được tháo ra hết. Như vậy nếu bệnh nhân bị tắc ruột non hoàn toàn có thể khó chẩn đoán trong giai đoạn sớm. Còn bệnh nhân bị tắc ruột non bán phần thì vẫn tiếp tục đánh hơi và đi ngoài ra ít phân. Lúc đầu một trường hợp tắc ruột non bán phần hay hoàn toàn có thể có biểu hiện như nhau, chỉ rõ tắc bán phần hay hoàn toàn ở giai đoạn sau. Khi thầy thuốc khám bụng có thể phát hiện dấu hiệu nhạy cảm đau lan tỏa. Có khi phát hiện được khối thoát vị bẹn hay thoát vị đùi hoặc các khối u trong ổ bụng. Thăm trực tràng có thể phát hiện khối u hoặc phân bị nêm chặt. Chụp Xquang thấy mức khí - dịch ở những quai ruột giãn, sắp thành lớp theo kiểu các nấc thang gần chỗ tắc hoặc các túi khí tròn nhỏ sắp hàng tạo thành dấu hiệu chuỗi hạt trai. Chụp cắt lớp thấy ổ tắc ruột với độ chính xác cao rất có giá trị chẩn đoán tắc ruột.
Lưu ý trong chữa trị và phòng ngừa tắc ruột
Khi ruột bị tắc, dịch bị ứ đầy lòng ruột do giảm hấp thụ ở ruột non kết hợp với sự tăng tiết dịch. Các dịch dạ dày, tụy và dịch mật tích tụ trong lòng ruột. Hỗn hợp dịch này có thể thấm qua thành ruột gây phù thành ruột, hoặc có thể rỉ vào trong phúc mạc. Bệnh nhân bị nôn nhiều gây mất nước và các chất điện giải dẫn đến sốc. Tắc ruột còn gây tổn thương mạch máu do áp lực trong lòng ruột tăng lên hay do thắt nghẹt có thể dẫn đến hoại tử và thủng ruột. Vi khuẩn ở ruột xâm nhập vào thành ruột bị tổn thương, tăng sinh và tràn vào phúc mạc, vào máu, gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong rất cao.
Điều trị một trường hợp tắc ruột cần phải hỗ trợ tim mạch, hô hấp, bù nước và điện giải, dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, đặt ống thông dạ dày để giảm áp lực và trướng bụng. Như trên đã nói, vì rất khó phân biệt một trường hợp tắc ruột non bán phần với một tắc ruột non hoàn toàn, nên bệnh nhân và thầy thuốc phải rất cảnh giác phát hiện các dấu hiệu của tắc ruột hoàn toàn để xử lý kịp thời. Bạn nên chú ý rằng một trường hợp tắc ruột không hoàn toàn thường được xử trí nội khoa trong khoảng 48 giờ sẽ biến mất các triệu chứng, do đó các trường hợp triệu chứng tắc ruột kéo dài hơn phải nghĩ đến tắc ruột hoàn toàn.
Phòng bệnh tốt nhất là khám và điều trị triệt để các bệnh là nguyên nhân dẫn đến tắc ruột đã nói ở trên. Mọi trường hợp phẫu thuật ổ bụng dù mổ banh hay mổ nội soi đều phải chú ý phát hiện các dấu hiệu tắc ruột do dính ruột.
Phân biệt liệt ruột và tắc ruột
Liệt ruột là trường hợp ruột không có khả năng nhu động, là bệnh cảnh thường gặp nhất gây tắc ruột. Những nguyên nhân gây liệt ruột thường gặp là: nhiễm khuẩn; do dùng một số loại thuốc như: narcotics, anticholinergics; rối loạn điện giải; tổn thương tủy sống; những trường hợp hậu phẫu. Khi bị liệt ruột bệnh nhân có biểu hiện trướng bụng, nôn và bí trung đại tiện. Đau bụng ít hoặc không đau bụng. Thường không có sốt, công thức bạch cầu bình thường. Khám bụng thấy tiếng ruột bị giảm do giảm nhu động ruột. Bệnh nhân không có dấu hiệu nhạy cảm đau hoặc đau ít. Không có cảm ứng phúc mạc. Chụp Xquang thấy ruột căng phồng một cách tối thiểu khắp toàn bộ đường dạ dày - ruột, với các mức khí và dịch tỏa lan trong ruột non.
Điều trị liệt ruột: truyền dịch để duy trì khối lượng tuần hoàn và điều chỉnh các rối loạn chất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết. Hạn chế ăn uống bằng đường miệng. Đối với bệnh nhân có trướng bụng thường được đặt một ống thông dạ dày để làm giảm căng trướng bụng.  Nếu liệt ruột kéo dài từ 3 - 5 ngày, cần chụp Xquang để phát hiện nguyên nhân gây bệnh và giải quyết nguyên nhân đó.
( Theo Suckhoedoisong.vn)

Điểm mặt những “kẻ thù” của cơ quan tiêu hóa

Để duy trì sự sống, hàng ngày chúng ta phải có một lượng thức ăn cho vào cơ thể và điều đó có nghĩa là dạ dày cũng như cơ quan tiêu hóa của chúng ta phải làm việc với một cường độ cao.

Nhưng kết hợp thức ăn như thế nào hợp lý và để cơ quan tiêu hóa chúng ta không bị tổn hại. Kết hợp thức ăn sai có thể làm đau dạ dày, ảnh hưởng cơ quan nội tạng. Ví dụ, trái cây không nên ăn với ngũ cốc. Thức ăn giàu protein và tinh bột cũng không hợp nhau. Sau đây chúng tôi tổng hợp điểm mặt 9 “kẻ thù” của cơ quan tiêu hóa để bạn đọc có thể tham khảo:
Không nhai kỹ: ăn nhanh nuốt vội thúc bộ máy tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn để hoàn tất quá trình nghiền thức ăn. Kết quả, quá trình thẩm thấu vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng sẽ kém hơn. Dễ gây bệnh khó tiêu.
Kết hợp thức ăn sai: trái cây ăn kết hợp với ngũ cốc là không tốt. Thức ăn giàu protein và tinh bột đi cùng nhau cũng không tốt. Ăn thịt kèm khoai tây, cơm ăn với gà không đến nỗi gây ngộ độc, nhưng cũng là “chơi không đẹp” với bao tử.
Thực đơn ít chất xơ: chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, kích thích loại chất thải ra khỏi cơ thể. Thiếu chất xơ gây chứng táo bón và có thể dễ dẫn đến ung thư ruột, ruột kết.
Thuốc lá: thuốc lá chứa hỗn hợp 4.000 chất hóa học khác nhau. Hàng trăm trong số đó là độc hại. Gây rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, viêm loét dạ dày. Hút thuốc nhiều còn tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Rượu: thức uống có cồn ảnh hưởng đến việc tiết axit, hoạt động các cơ trong dạ dày và việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Uống nhiều rượu gây bệnh tiêu chảy, ợ hơi, bệnh gan và thậm chí ung thư thực quản.
Cà phê: uống cà phê lúc bụng rỗng không tốt cho hệ tiêu hóa, gây những chứng bệnh thường gặp ở cơ quan tiêu hóa.
Thuốc men: nhiều loại thuốc có thể gây tổn hại thành dạ dày, làm căng cứng hoạt động co bóp của dạ dày khiến tiêu hóa khó khăn. Một số thuốc gây táo bón. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Stress: căng thẳng thần kinh dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi bạn bị stress, cơ thể đem máu, oxi, năng lượng đến những vùng khác trong cơ thể nhằm chiến đấu thoát khủng hoảng. Kết quả là quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn ứ đọng lâu gây bệnh.
Lối sống ít vận động: làm suy yếu dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây bệnh táo bón.
Những tác nhân trên có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp và nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nó cũng là một yếu tố gây cản trở trong quá trình tiêu hóa của cơ thể.  Hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Vì vậy, lựa chọn đúng đắn trong chế độ ăn uống và đúng cách là sự bảo đảm tốt nhất cho sự vận hành ổn định và thông suốt của hệ tiêu hóa.
 
( Tổng Hợp)

Đau dạ dày

 Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.


1. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Các thống kê về y học cũng ghi nhận người cao tuổi dễ bị loét dạ dày hơn người trẻ, người hút thuốc lá dễ bị loét dạ dày hơn người không hút thuốc lá. Trong số những người bị loét dạ dày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bị nhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị loét dạ dày.
Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cafe nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày. Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là nguyên nhân thứ nhì gây viêm loét dạ dày. Tất cả thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.
Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiếp tục xử lý thức ăn thành những chất dễ hấp thu hơn bằng cách tiết ra nhiều axit và men tiêu hoá để phân huỷ thức ăn thành những chất dễ hấp thu vào cơ thể. Các axit và men này cũng gây hại cho chính bản thân dạ dày nhưng dạ dày còn tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hai.
Trong thực tế, có nhiều yếu tố gây ra viêm loét dạ dày như: nhiễm vi trùng (có tên là Helicobacter Pylori), dùng thường xuyên thuốc kháng viêm giảm đau trị đau nhức khớp, ăn uống không điều độ, cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày.
Có khoảng 15% người dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng sẽ bị loét dạ dày. 50% - 80% người phải nhập viện vì loét dạ dày đã có dùng thuốc kháng viêm giảm đau. Nếu dùng thuốc kháng viêm giảm đau liên tục trên một năm thì có thể chảy máu dạ dày.
2. Triệu chứng bệnh đau dạ dày
Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:
- Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.
- Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.
- Nôn hoặc buồn nôn.
- Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.
- Sụt cân, mệt mỏi.
3. Biến chứng bệnh đau dạ dày
Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây:
- Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi... Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
- Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
- Ung thư dạ dày.
Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu...
4. Điều trị bệnh đau dạ dày
Nếu đau dạ dày quanh năm hãy lấy 3 - 4 quảđu đủtươi rửa sạch rồi ép lấy nước chia làm 3 lần uống; ăn khoảng mấy chục quả đu đủ Thì bệnh đau dạdày có thể khỏi hẳn.
Rượu vang nho đựng trong bình miệng rộng rồi cho rau thơm đã rửa sạch vào (tỷ lệ 1:1), đóng kín miệng bình lại trong 6 ngày sau đó lấy ra uống mỗi buổi uống 1 cốc vào các buổi sáng, trưa, tối, uống liền trong 3 tháng, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi; rau thơm vẫn còn màu xanh thì ăn vào lại càng tốt.
Mật ong 0,5kg đun bằng lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy cho đến khi hơi có bọt mật ong có màu vàng sậm, rắc 1,5 lạng bột mì vào khuấy đều, rồi lại cho tiếp 2 lạng bột soda cho tới khi tan bọt là được, tiếp đó đổ vào đồ đựng bằng sứ hoặc thuỷ tinh; mỗi lần 1 thìa uống trước lúc ăn cơm 20 phút; cách này chữa viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.
Tim lợn thái miếng mỏng 3 - 4 mm, rắc đều bột tiêu trắng lên trên (20 - 30 hạt), hấp chín; ăn món này vào buổi sáng lúc bụng đói, mỗi ngày 1 quả tim lợn, nói chung 7 ngày sẽ khỏi, cách này chữa viêm dạ dày.
Táo đỏ rửa sạch rồi rang cho đến khi vỏ ngoài có màu đen, không cháy là được, lấy 3, 4 quả pha vào nước sôi để uống, nếu cần hãy cho một lượng đường vừa phải.
Những người bị mắc bệnh dạ dày dạng ít dịch vị chua nếu thường xuyên ăn dấm sẽ làm tăng cảm giác thèm  ăn và chữa được bệnh dạ dày.
Khoai tây gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, đun sôi lên để lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ, uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ trợ giúp chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng.
Thịt gà 150g, ức cánh gà 30g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ 2 quả, cho thêm nước vào rồi đun lên để ăn; món này chữa loét dạ dày và hành tá tràng; đồng thời có tác dụng tốt trong chữa trị đau chướng dạ dày do vị khí hưnhược, dịch vị quá nhiều gây ra.
Đậu phụ 500g, đường đỏ 125g rồi cho nước vào đun sôi, chia ra làm nhiều lần để uống; cách này chữa xuất huyết dạ dày.
Vỏ trứng gà 10 cái rang vàng bằng lửa nhỏ trong nồi sắt nhưng không được rang cháy; sau đó nghiền thành bột, mỗi ngày uống khoảng 1/10 (tức là tương đương với 1 cái vỏ trứng), chia làm 2 - 3 lần uống hết, uống trước khi ăn cơm hoặc sau khi ăn cơm bằng nước ấm; uống liên tục nhiều ngày sẽ trị được loét hành tá tràng.
Lấy lòng lợn hoặc trứng gà hầm với lạc thành món ăn sẽ chữa được loét dạ dày.
Hàng ngày uống Vitamin E 3 lần, mỗi lần 100mg, , uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ có hiệu quả chữa trị đối với loét dạ dày.
Phòng bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày có liên quan mật thiết đến thức ăn, vệ sinh ăn uống và trạng thái thần kinh.
Stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta. Bạn ăn sáng lúc 10giờ, ăn trưa khi đã xế chiều và lên giường đi ngủ khi vừa nạp một bồ thức ăn. Rồi bạn thấy dạ dày ngâm ngẩm đau. Cũng chả sao, làm vài viên giảm đau là hết ấy mà. Tiếp tục những chè chén với tiệc tùng thâu đêm là làm việc quên giờ giấc.
Rồi những cơn đau tăng cả về cấp độ lẫn thời gian. Lại thuốc và lại đau. Bệnh đau dạ dày không đơn giản như bạn nghĩ, bởi nó nhẹ thì khiến bạn nằm nhà cả tuần, nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư. Nhưng nó hoàn toàn là căn bệnh mà bạn có thể ngừa được, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
● Về sinh hoạt
Dù công việc có bận rộn bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn. Cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là nên gạt mọi lo lắng, căng thẳng của công việc ra khỏi cửa. Tám, chín tiếng làm việc ở cơ quan đã đủ để thần kinh căng thẳng rồi nên bù lại về đến nhà, chỉ dành cho ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình.
● Ăn đúng cách
Luôn ăn đúng giờ. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa, tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Và bữa tối nên ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe.
Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ba tiếng. Trong thực đơn các bữa cơm tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều.
Chỉ ăn vừa chớm no. Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, cũng cố gắng hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không vừa ăn vừa đọc sách báo và không đem những căng thẳng vào bữa ăn. Sau bữa ăn, tối thiểu nửa giờ rồi mới nghĩ đến việc làm gì đó.
● Ăn đủ chất
Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.
Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc chống đau, giảm viêm sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
Có một thói quen rất không tốt của người dân mình là mẹ hay mớm cơm cho con. Vì xoắn khuẩn H pyloen gây đau dạ dày lây từ người này sang người khác qua nước bọt, cao răng nên việc mớm cơm có thể làm cho bệnh của mẹ lây sang con hoặc ngược lại. Khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không nhai cơm cho con hoặc mớm thức ăn cho bé.
( Theo Camnangbenh.com)

Trung tiện và nguy cơ khi nhịn

(TTVN) -  - Trung tiện là một danh từ dùng rộng rãi trong y học để miêu tả phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn. Trong dân gian, khái niệm này thường được miêu tả bởi những từ như: thả rắm, đánh rắm hay địt (phương ngữ Nam bộ).

Trung tiện là gì?
Trung tiện là một danh từ dùng rộng rãi trong y học để miêu tả phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn. Trong dân gian, khái niệm này thường được miêu tả bởi những từ như: thả rắm, đánh rắm hay địt (phương ngữ Nam bộ).
Khi trung tiện, lỗ hậu môn mở rộng, cùng lúc khí hôi thối tích tụ trong ruột già sẽ bị đẩy ra. Thường hành động này tạo ra một tiếng động. Trung tiện còn có thể là một dấu hiệu dự báo đại tiện hoặc cho biết ruột của người bệnh sau khi qua phẫu thuật đã thông.
Trung tiện là hoạt động sinh lí cơ bản của con người. Tuy nhiên hoạt động này đôi khi gây bất tiện cho người thực hiện và gây khó chịu cho những người xung quanh.
Nhng nguyên nhân sinh ra hơi trong rut
Thc ăn: các lot ht, đu (đu xanh, đ, đen, đu phng...), bông ci xanh bông ci trng, bp ci, giá, măng tây, 1 s trái cây như lê, táo, thc ăn có nhiu tinh bt, sa.
Thc ung có nhiu hơi (nươc ngt có hơi: coca cola, sprite, pepesi cola v.v…) cũng sinh ra nhiu hơi trong rut. 
Nut hơi trong khi ăn nht là khi ăn vi v chúng ta nut không khí vào ming mà chúng ta không cm thy và nhng hơi này thường được tng ra bng đng tác , mt s nh hơi đi xung rut và được tng ra ngoài bng trung tin. 
Do vi khuẩn thường trú trong ruột, chủ yếu ở đại tràng sản xuất ra. Một lượng khí nhỏ luôn được nuốt vào và vi khuẩn không ngừng sản xuất ra khí. Sự co cơ ruột bình thường sẽ tống hơi ra khỏi ruột và tạo nên trung tiện.
- 1 s thuc tr táo bón.
- Hút thuc lá
Mt s bnh v rut như viêm loét rut già cũng sinh ra nhiu hơi nhưng trong trưng hp này thì có thêm nhng tiu chng như: tiêu chy, đi cu ra máu, st cân. 

Nhịn trung tiện không tốt cho sức khỏe

Loại bỏ 2 lít khí mỗi ngày là một quá trình tự nhiên và việc kiềm chế nó sẽ gây tổn hại cho ruột. Xả hơi là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị chứng thoát vị.
Giữ khí trong bụng sẽ dẫn tới ợ nóng, gia tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
Các loại đồ uống có gas sinh nhiều hơi
Cách tr liu
Bạn cần giảm các thức ăn có thể làm đầy bụng: các loại đậu, khoai, tinh bột (trừ cơm), chất xơ, sữa, thức ăn nhiều dầu, mỡ…
- Không nên ăn các loại trái cây sau bữa ăn vì đường fructose làm tăng tình trạng đầy hơi (nên dùng cách xa bữa ăn). Không nên uống nhiều nước có gas trong bữa ăn.
- Nên tập thói quen ăn uống chậm rãi, nhai kỹ. Xoa tròn vùng quanh rốn sau bữa ăn.
- Nên ung nhiu nước hàng ngày.
- Bn cũng có th dùng thuSimethicone 80 mg (Air X.Gas-relief…) 1 – 2 viên/lần sau các bữa ăn. Simethicone có tác dụng làm “bể” các bong bóng hơi gây đầy bụng. Vì Simethicone không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng phụ, có thể dùng thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu bị đầy hơi liên tục, bạn cần đến BS để tìm và điều trị triệt để các nguyên nhân.

Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp

Bệnh viêm ruột

Hệ tiêu hóa bao gồm một tập hợp các cơ quan như dạ dày, ruột già, ruột non, trực tràng... có nhiệm vụ chuyển thức ăn thành dưỡng chất và hấp thu các dưỡng chất này vào máu để cung cấp cho cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm ruột
Các nhà nghiên cứu y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm ruột. Họ cho rằng các yếu tố có thể gây bệnh gồm có môi trường, chế độ ăn uống và có thể có cả yếu tố di truyền. Nhiều bằng chứng y học cũng cho thấy thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Tại Mỹ, có trên 1 triệu người mắc bệnh viêm ruột, thường ở những người từ 15-30, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng lên cả trẻ em và người lớn. Theo ghi nhận, số trường hợp mắc bệnh này tại châu Âu và Bắc Mỹ cao hơn nhiều so với các khu vực khác của thế giới.
Dấu hiệu và triệu chứng 
Các triệu chứng thường thấy nhất ở cả hai bệnh viêm loét ruột kết và bệnh Crohn là tiêu chảy và đau bụng. Tiêu chảy có thể xảy ra từ mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng (khiến cho bệnh nhân phải chui vào toa-lét từ 20 lần trở lên trong 1 ngày). Nếu tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn tới mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Việc tiếp tục mất một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể dẫn tới thiếu máu.
Táo bón cũng có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm ruột. Ở bệnh Crohn, táo bón xảy ra như là kết quả của sự tắc nghẽn một phần nào đó ở ruột. Ở bệnh viêm ruột kết gây loét, táo bón có thể là một triệu chứng của viêm trực tràng, còn được gọi là viêm ruột thẳng.
Sốt, mệt mỏi và sụt cân cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm ruột do thiếu ăn và mất nước vì tiêu chảy và viêm ruột mạn tính.
Ngoài ra cũng có thể có các vấn đề sức khỏe khác do viêm ruột gây ra xuất hiện bên ngoài hệ tiêu hóa, mặc dù các nhà nghiên cứu y học không biết tại sao có các biến chứng này. Một số người bị viêm ruột có thể có các dấu hiệu của viêm nhiễm ở các nơi khác của cơ thể, như ở các khớp, mắt, da và gan. Ở trẻ mắc bệnh viêm ruột kết gây loét hay bệnh Crohn, bệnh có thể làm trẻ chậm lớn và/hoặc làm cản trở quá trình dậy thì.
Chẩn đoán bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột có thể khó chẩn đoán do chúng không có các triệu chứng rõ ràng mặc dù bệnh đã qua nhiều năm làm tăng nguy cơ phá hoại ruột. Các triệu chứng nếu có biểu hiện ra lại thường giống với các bệnh khác, do đó gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu có thể cho thấy các dấu hiệu của viêm hoặc các bất thường ở ống tiêu hóa. Sự gia tăng số tế bào bạch cầu và tỉ lệ lớp cặn có thể là biểu hiện của viêm ruột, cùng với sự giảm albumin, kẽm và magie trong máu.
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm ruột gây loét, thường phải cần kiểm tra ruột kết bằng phương pháp nội soi, cho phép các bác sĩ nhìn thấy mức độ của bệnh. Súc ruột cũng có thể giúp chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp bệnh Crohn, chụp X-quang sau khi bệnh nhân uống bari thường cho thấy các dấu hiệu đặc trưng của viêm ở thành ruột.
Điều trị viêm ruột
Điều trị bằng thuốc là phương pháp đầu tiên để làm giảm các triệu chứng của cả bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Hai loại thuốc thường được kê đơn là thuốc chống viêm (như mesalamine, olsalazine và balsalazide) và chất ức chế miễn dịch (như steroids, cyclosporin, azathioprine và kháng thể chống TNF). Chất ức chế miễn dịch có công dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự tấn công của các mô của cơ thể khiến cho viêm nhiễm nặng hơn.
Nếu trẻ bị viêm ruột không có phản ứng với thuốc, có thể sẽ cần đến phẫu thuật. Ở bệnh Crohn, người ta cố gắng thử bằng mọi cách để tránh phẫu thuật do tính chất diễn ra định kỳ tự nhiên của bệnh. Phẫu thuật cũng có thể dẫn đến các biến chứng như hội chứng ruột ngắn - làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển. Ở bệnh viêm ruột kết gây loét, cắt bỏ ruột kết (ruột già) là cần thiết.

Chúng ta hiếm khi chú ý đến hoạt động của chúng trừ khi có trục trặc, chẳng hạn như khi chúng ta bị viêm đường ruột.
Viêm ruột là gì? 
Bệnh viêm ruột được cho là gồm 2 căn bệnh mạn tính do viêm đường ruột: bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù các căn bệnh này có nhiều đặc điểm chung nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt lớn.
Viêm ruột kết gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già, còn được gọi là ruột kết. Viêm ruột kết gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu ruột kết bị tổn thương.
Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non (đoạn cuối ruột hồi). Tuy nhiên, bệnh này không hề giới hạn ở các khu vực này và có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa. Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm ruột kết gây loét. Nó thường ảnh hưởng tới toàn bộ thành ruột. 
( Theo yduocvn.com)