Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Điểm mặt những “kẻ thù” của cơ quan tiêu hóa

Để duy trì sự sống, hàng ngày chúng ta phải có một lượng thức ăn cho vào cơ thể và điều đó có nghĩa là dạ dày cũng như cơ quan tiêu hóa của chúng ta phải làm việc với một cường độ cao.

Nhưng kết hợp thức ăn như thế nào hợp lý và để cơ quan tiêu hóa chúng ta không bị tổn hại. Kết hợp thức ăn sai có thể làm đau dạ dày, ảnh hưởng cơ quan nội tạng. Ví dụ, trái cây không nên ăn với ngũ cốc. Thức ăn giàu protein và tinh bột cũng không hợp nhau. Sau đây chúng tôi tổng hợp điểm mặt 9 “kẻ thù” của cơ quan tiêu hóa để bạn đọc có thể tham khảo:
Không nhai kỹ: ăn nhanh nuốt vội thúc bộ máy tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn để hoàn tất quá trình nghiền thức ăn. Kết quả, quá trình thẩm thấu vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng sẽ kém hơn. Dễ gây bệnh khó tiêu.
Kết hợp thức ăn sai: trái cây ăn kết hợp với ngũ cốc là không tốt. Thức ăn giàu protein và tinh bột đi cùng nhau cũng không tốt. Ăn thịt kèm khoai tây, cơm ăn với gà không đến nỗi gây ngộ độc, nhưng cũng là “chơi không đẹp” với bao tử.
Thực đơn ít chất xơ: chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, kích thích loại chất thải ra khỏi cơ thể. Thiếu chất xơ gây chứng táo bón và có thể dễ dẫn đến ung thư ruột, ruột kết.
Thuốc lá: thuốc lá chứa hỗn hợp 4.000 chất hóa học khác nhau. Hàng trăm trong số đó là độc hại. Gây rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, viêm loét dạ dày. Hút thuốc nhiều còn tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Rượu: thức uống có cồn ảnh hưởng đến việc tiết axit, hoạt động các cơ trong dạ dày và việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Uống nhiều rượu gây bệnh tiêu chảy, ợ hơi, bệnh gan và thậm chí ung thư thực quản.
Cà phê: uống cà phê lúc bụng rỗng không tốt cho hệ tiêu hóa, gây những chứng bệnh thường gặp ở cơ quan tiêu hóa.
Thuốc men: nhiều loại thuốc có thể gây tổn hại thành dạ dày, làm căng cứng hoạt động co bóp của dạ dày khiến tiêu hóa khó khăn. Một số thuốc gây táo bón. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Stress: căng thẳng thần kinh dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi bạn bị stress, cơ thể đem máu, oxi, năng lượng đến những vùng khác trong cơ thể nhằm chiến đấu thoát khủng hoảng. Kết quả là quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn ứ đọng lâu gây bệnh.
Lối sống ít vận động: làm suy yếu dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây bệnh táo bón.
Những tác nhân trên có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp và nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nó cũng là một yếu tố gây cản trở trong quá trình tiêu hóa của cơ thể.  Hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Vì vậy, lựa chọn đúng đắn trong chế độ ăn uống và đúng cách là sự bảo đảm tốt nhất cho sự vận hành ổn định và thông suốt của hệ tiêu hóa.
 
( Tổng Hợp)

1 nhận xét: