Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Bệnh dạ dày cần kiêng những gì?


Bệnh dạ dày cần kiêng những gì?
Người đau dạ dày nên tránh xa những gia vị kích thích như ớt. (Hình minh họa)
1. Thực phẩm không nên ăn
Các loại thực phẩm mà người bệnh sử dụng hằng ngày có ý nghĩa rất lớn đối với việc làm tăng hay giảm mức độ phát triển của bệnh. Người đau dạ dày nên tránh xa các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, tiêu...; những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng; các loại thực phẩm làm tăng tiết dịch vị (cam, quýt, bưởi...); hoặc một số loại thực phẩm dễ gây đầy bụng như súp lơ, bắp cải...
2. Ăn quá no hoặc quá đói
Ăn quá no hoặc để bụng đói trong thời gian dài đều là những tình trạng có ảnh hưởng xấu đến bệnh đau dạ dày. Khi đói, xit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. 
Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Vì vậy, với người dau dạ dày, tốt nhất là nên ăn một lượng vừa phải trong bữa ăn, mỗi ngày nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
3. Ăn nhanh
Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
4. Ăn uống thiếu vệ sinh
Lây nhiễm trực khuẩn môn vị là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 – 90%.
Vi khuẩn thường lây truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng và nụ hôn. Ăn thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
Bệnh dạ dày cần kiêng những gì?
Thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến bệnh đau dạ dày nghiêm trọng hơn. (Hình minh họa)
5. Lạm dụng thuốc tây
Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng thì nên khống chế liều lượng và liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn.
6. Stress
Tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh dạ dày của bạn. Cụ thể, trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
7. Mệt mỏi
Mệt mỏi có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, máu không được cung cấp đủ, chức năng bài tiết mất cân bằng, vị toan (axit hydrochloric) quá nhiều và dịch kết dính giảm… từ đó gây tổn thương cho niêm mạc.


Bệnh chậm tiêu chức năng là gì?

Bệnh chậm tiêu chức năng là tình trạng chậm tiêu không do các bệnh lý tổn thương thực thể ở hệ thống tiêu hóa.

Một người bị chậm tiêu chức năng thường có một hay nhiều hơn các triệu chứng sau đây, với thời gian khởi phát bệnh ít nhất là 6 tháng trước đó và rõ hơn trong 3 tháng cuối: đầy bụng, khó chịu trong bụng sau khi ăn; no sớm; đau bụng thượng vị; cồn cào nóng rát thượng vị; không có bằng chứng của các bệnh thực thể, kể cả kỹ thuật nội soi đường tiêu hóa trên. Chậm tiêu cơ năng chia thành 2 hội chứng:
Một là hội chứng khó chịu sau ăn (Postprandial distress syndrome): bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng sau với thời gian khởi phát triệu chứng ít nhất là 5 tháng trước đó và rõ hơn trong 3 tháng cuối: đầy bụng, khó chịu trong bụng sau khi ăn, xảy ra sau một bữa ăn trung bình và ít nhất vài lần trong tuần. No sớm: xảy ra ít nhất vài lần trong tuần với những bữa ăn thông thường.
Bệnh chậm tiêu chức năng là gì?
Vi khuẩn Helicobacter Pylori thường hiện diện ở dạ dày trong bệnh chậm tiêu chức năng.
Hai là hội chứng đau bụng thượng vị: bệnh nhân có đau và/hoặc nóng rát với thời gian khởi phát triệu chứng ít nhất là 6 tháng trước đó, rõ hơn trong 3 tháng cuối với các đặc điểm: xảy ra không liên tục ở vùng thượng vị với mức độ trung bình trở lên và ít nhất một lần trong tuần; không xuất hiện ở ngực và các vùng bụng khác; không giảm đi sau khi đại tiện và trung tiện.
Bệnh chậm tiêu chức năng cần phân biệt với các bệnh: nhiễm độc, dị ứng, nội tiết, tim mạch, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Điều trị bệnh chậm tiêu chức năng gồm các biện pháp: điều chỉnh chế độ ăn uống, bệnh nhân cần tránh dùng các chất kích thích như rượu, café, nước chè, thuốc lá, thuốc lào, hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn, tránh sử dụng thuốc chống viêm giảm đau không steroid… Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng gồm: thuốc giảm tiết, thuốc trung hòa acide; thuốc tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori nếu xét nghiệm có Hp (+); thuốc điều hòa nhu động ống tiêu hóa, điều hòa hệ tiêu hóa; thuốc chống trầm cảm; liệu pháp tâm lý…
Phòng bệnh, cần ăn các thức ăn dễ tiêu, luôn luôn ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống, mắm tôm mắm tép, dưa cà muối chua. Tránh thức khuya. Không lao động nặng ngay sau khi ăn.


Những thực phẩm không tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Một trong những dạng bệnh lý của bệnh dạ dày là trào ngược dạ dày thực quản. Nó có những biểu hiện như đau ngực, ợ nóng khi nằm ngủ, đắng giọng, buồn nôn, ho khan.

Thói quen ăn uống hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng chính nó lại là một trong nhiều tác nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản và góp phần làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Những thực phẩm không tốt cho người bị trào ngược dạ dày.Những thực phẩm không tốt cho người bị trào ngược dạ dày.
Để phòng tránh và giảm triệu chứng trào ngược, người mắc bệnh trào ngược dạ dày nên tránh ăn những thực phẩm dưới đây:
Về đồ uống
Trước hết đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày - thực quản cần tránh tuyệt đối các đồ uống có cồn, kích thích như: Cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein… những đồ uống này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày. Vì vậy, hiện tượng trào ngược càng dễ xảy ra hơn.
Đồ uống có ga cũng cần tránh bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày - thực quản. Đặc biệt, rượu, bia và những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản - đó như là một chiếc van cơ để ngăn dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi dạ dày đang đói mà bạn uống các đồ uống này thì sẽ rất hại cho cơ thắt.
Bên cạnh đó, sữa và sôcôla cũng là một thực phẩm mà những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược cần loại ra khỏi thực đơn vì nó chứa nhiều chất béo, protein và can xi. Đây là ba yếu tố khuyến khích sự tiết axit dạ dày.
Về trái cây
Trái cây rất tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất, nhưng đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày - thực quản cần hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi… vì các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng nên hạn chế uống.
Các loại gia vị
Các loại gia vị thường được sử dụng trong thực đơn hàng ngày, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh cần hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: Ớt, bạc hà, tỏi,… là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày.


Cách đẩy lùi táo bón đơn giản, hiệu quả

Khi bị táo bón, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm dưới đây để khắc phục được tình trạng này.

Nho khô
Nếu bị táo bón, bạn đừng quên sử dụng nho khô. Đây là bài thuốc chữa táo bón tự nhiên và chứa nhiều chất xơ. Hãy ngâm nắm nho khô trong nước qua đêm và ăn vào buổi sáng hôm sau.
Táo bón thường xuyên có thể gây những vấn đề sức khỏe lâu dài như đau bụng mạn tính, đau lưng. Táo bón thường xuyên có thể gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài như đau bụng mạn tính, đau lưng.
Ăn sôcôla đen
Những lợi ích sức khỏe của sôcôla đen dường như vô tận, nhưng có thể nhiều người ăn loại sôcôla này không biết rằng nó có tác dụng chữa táo bón.
Loại sôcôla này chứa nguồn magiê phong phú, giúp thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa và xuyên suốt toàn bộ cơ thể, tăng khả năng đại tiện. Cách tốt nhất là lựa chọn sôcôla đen hữu cơ chứa ít nhất 72% ca cao. Sôcôla sữa không có tác dụng tương tự trong điều trị táo bón.
Sữa chua
Sữa chua là một nguồn chế phẩm sinh học tuyệt vời, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là một trong những biện pháp chữa táo bón tự nhiên nhất mà nhiều người không biết. Các chế phẩm này chứa Lactobacillus, Bifidobacterium, và Sacchromyces boulardi, có trong các dạng bổ sung hoặc một số thực phẩm như sữa chua.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sữa chua đều có tác dụng như nhau. Nên tránh các loại sữa chua chứa nhiều đường và lựa chọn các loại sữa chua hữu cơ đơn thuần có chứa các chế phẩm có lợi.
Đậu
Loại thực phẩm lành mạnh này được biết đến là gây đầy hơi nhưng hàm lượng chất xơ cao của nó có thể làm giảm bớt táo bón. Các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu loma, đậu navy, đậu vá và đậu nành có thể ít gây đầy hơi hơn nếu được nấu chín đúng cách.
Theo các nhà nghiên cứu, thiếu lượng chất xơ cần thiết trong chế độ ăn, uống ít nước, ăn quá nhiều thực phẩm đã chế biến thường là yếu tố nguy cơ của táo bón. Những thực phẩm có chất xơ sẽ giúp điều trị chứng táo bón vì chúng làm tăng khối lượng phân và kích thích đại tràng đẩy phân ra.


6 điều cần biết về ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng hay ung thư ruột già hoặc ung thư ruột kết (colon cancer) là căn bệnh có tỉ lệ tử vong thứ hai trong nhóm bệnh ung thư nói chung ở cả đàn ông lẫn phụ nữ.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), năm 2015 tại Mỹ có thêm 93.000 ca mắc ung thư đại tràng mới song thực tế kiến thức phòng tránh của người dân hiện nay còn rất kém.
1. Dấu hiệu và triệu chứng ung thư đại tràng dễ bị bỏ qua
Thông thường, ung thư đại tràng được phát hiện sớm, tỉ lệ sống còn tương đối cao, nhưng thực tế căn bệnh này lại dễ bị bỏ qua. Bệnh ung thư đại tràng phải mất 10 - 15 năm để các tế bào bất thường và polyp phát triển thành bệnh. Đây là thời gian dài giúp người trong cuộc đi khám và loại bỏ các yếu tố tiềm ẩn. 
Theo thống kê, tỉ lệ ung thư đại tràng trong 20 năm gần đây giảm đáng kể, chủ yếu là nhờ kỹ thuật sàng lọc tốt nhưng thực tế mới chỉ có một nửa nhóm người trên 50 tuổi đi khám và điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ. 
Theo ACS, bắt đầu từ tuổi 50, mọi người, nhất là nhóm có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao như: có tiền sử gia đình mắc bệnh, sức khỏe yếu thì nên tư vấn, khám nếu có bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây:
- Có máu trong phân.
- Trực tràng chảy máu.
- Co thắt, đau hoặc đầy hơi mạn tính.
- Tiêu chảy, táo bón hoặc phân "hẹp" không giống như bình thường kéo dài vài ngày.
- Khó khăn khi đi tiêu, các dấu hiệu khó chịu không giảm sau khi đã đại tiện.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và suy yếu cơ thể.
Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
2. Các dấu hiệu dễ bị bác sĩ bỏ qua
Ngay cả khi người trong cuộc có các triệu chứng ung thư đại tràng cần đi khám, đôi khi cũng bị chẩn đoán nhầm. Theo một nghiên cứu công bố cuối năm 2014, trung bình cứ 20 người Mỹ mắc bệnh ung thư đại tràng thì có 1 bị chẩn đoán nhầm. 
Tuy tỉ lệ này tuy nhỏ nhưng hậu quả lại rất lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy, các phương pháp chẩn đoán khác nhau thường cho các kết quả khác nhau và dựa trên kết quả khám dẫn đến việc kết luận sai hoặc đánh giá thấp triệu chứng. 
Vì vậy, người trong cuộc cũng cần có chính kiến, kiến thức, nếu không yên tâm, có thể đi khám ở các cơ sở khác hoặc khám nhiều lần để đối chứng, nhất là khi bản thân có các triệu chứng nói trên.
3. Mức độ tử vong vì ung thư đại tràng không đồng nhất
Theo ACS, một nửa số ca tử vong sớm vì ung thư đại tràng có liên quan đến nhiều yếu tố như địa bàn sinh sống, chủng tộc, giáo dục và hoàn cảnh kinh tế... Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Oncology cho thấy nhóm người dân tộc thiểu số, thu nhập và dân trí thấp là nhóm có tỉ lệ tử vong vì ung thư đại tràng cao nhất. 
Trong khi đó những người da trắng có kiến thức về phòng chống bệnh, đặc biệt là ung thư đại tràng là nhóm có tỉ lệ tử vong thấp nhất, chỉ có khoảng 8.000 ca tử vong sớm vì ung thư đại tràng mỗi năm. Điều này chứng tỏ kiến thức phòng bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng.
4. Thịt đỏ, thủ phạm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh bệnh ung thư đại tràng có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống giàu protein động vật, đặc biệt là thịt đỏ. 
Ví dụ, một nghiên cứu ở châu Âu công bố năm 2005 ở 478.000 người trưởng thành cho thấy những người ăn trên 140g thịt đỏ mỗi ngày thì nguy cơ tăng bệnh ung thư đại tràng tới 33% so với nhóm đối chứng không ăn hoặc ăn ít thịt đỏ. 
Cũng trong năm 2005, các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện thấy việc ăn nhiều thịt đỏ đã qua chế biến làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. 
Mặc dù chưa tìm thấy cơ chế cụ thể thịt đỏ gây ung thư đại tràng, nhưng các nhà khoa học lại phát hiện thấy mối liên kết gia tăng bệnh của thịt đỏ, trong khi đó, chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm bệnh.
5. Rủi ro mắc bệnh ung thư đại tràng gia tăng nếu mắc đái tháo đường týp 2 và IBD
Nếu bị bệnh viêm ruột (IBD) hoặc bệnh đái tháo đường týp 2 thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng sẽ cao hơn so với nhóm người bình thường. IBD bao gồm cả bệnh Crohn và bệnh viêm loét đại tràng, hai căn bệnh này làm tăng tình trạng viêm mãn tính đại tràng. 
Quá trình viêm nhiễm này có thể dẫn đến tình trạng phát triển không bình thường của hệ thống tiêu hóa hoặc tạo ra các tế bào bất thường, lâu ngày dẫn đến ung thư.
Rủi ro mắc bệnh ung thư đại tràng gia tăng nếu mắc đái tháo đường týp 2 và IBD
Rủi ro mắc bệnh ung thư đại tràng gia tăng nếu mắc đái tháo đường týp 2 và IBD
Tương tự, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có nguy cơ gia tăng bệnh ung thư đại tràng. Bởi các yếu tố nguy cơ gây bệnh chung của bệnh đái tháo đường týp 2 và ung thư đại tràng đều giống nhau như như béo phì, bệnh tự miễn... 
Ngoài ra, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân tiểu đường týp 2 cũng mang một tiên lượng xấu làm cho người trong cuộc dễ bị ung thư. Vì vậy nhóm người này cần đi khám sớm để có giải pháp phòng chống kịp thời.
6. Ung thư đại tràng là căn bệnh có thể phòng ngừa được?
Theo ACS có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng có thể kiểm soát được, nhất là trong điều kiện y học phát triển như ngày nay. Rất đơn giản như duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, nên tăng cường thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế dùng thức ăn nhiều mỡ. 
Duy trì cuộc sống ưa hoạt động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại, mỗi ngày nên tập thể dục 30 phút/ 5 ngày mỗi tuần. Cần theo dõi cơ thể, nếu có các triệu chứng bất thường, thì nên đi tư vấn, khám chữa kịp thời. 
Ngay cả khi gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng, bản thân mắc bệnh IBD, đái tháo đường týp 2 hay các bệnh nan y khác thì cũng không nên lo lắng, nên đi khám, chữa trị đồng thời các căn bệnh này sẽ giúp tầm soát, và hạn chế nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng.