Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Loại bỏ 4 rắc rối của thuốc dạ dày

Lắm rắc rối, nhiều biến chứng, các tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khiến không ít người điên đầu. Nhưng “khắc” nào cũng có “thuốc” giải.

thuoc-da-day 
1. Sôi bụng
Đây là tác dụng phụ rất thường gặp khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng. Cảm giác bụng liên tục sôi, chạy “òng ọc” khiến cho nhiều người lo sợ mình bị ung thư dạ dày. Thực tế đó không phải là biến chứng bệnh mà đơn giản chỉ là tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài dạng uống thì thuốc trị bệnh dạ dày còn có dạng gel có tác dụng bao phủ vết loét như nhôm hydoxit, magie hydroxit. Những thuốc này có khả năng bám dính và che phủ ổ loét tốt. Nhưng lại có thêm tác dụng phụ là kích thích tăng nhu động ruột. Vì thế mà sau khi uống người bệnh sẽ thấy tiếng “ọc ọc” liên tục từ bụng.
Khắc phục: Để giảm được phiền phức này, bạn không nên uống thuốc gần bữa ăn (ngay trước và sau khi ăn đều không tốt). Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là uống xen kẽ giữa hai bữa ăn, khi bụng đói. 
Ví dụ bạn ăn sáng lúc 7h sáng và ăn trưa lúc 11h trưa thì 9h sáng là thời điểm thích hợp uống thuốc. Bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế các chất gây tăng nhu động ruột và gây đầy hơi như trứng, rau củ nhiều xơ, dưa cà muối. Rau xanh cũng chỉ nên ở khoảng 300g/ngày là đủ
2. Khô miệng
Các loại thuốc điều trị dạ dày, tá tràng cũng khiến cho người bệnh cảm thấy khô môi, miệng, cảm giác như không còn nước bọt sau khi uống. Khi ăn thì dịch tiêu hoá tiết ra ít hơn, ít tiết nước bọt cũng gây khó khăn cho bạn khi nhai thức ăn.
Thông thường, trong bất cứ một đơn thuốc dạ dày nào đều có thuốc giảm tiết. Chính những thuốc này đã ức chế tiết acid trong dạ dày và ức chế luôn sự tiết dịch tiêu hoá ở các cơ quan khác như tụy, tuyến nước bọt, tạo cảm giác không miệng.
Khắc phục: Cách đơn giản và hữu hiệu nhất để giảm khô miệng là uống nước thường xuyên, mỗi lần từng ngụm nhỏ để làm giảm lớp niêm mạc ở miệng. Bạn cũng nên ăn các loại thức ăn mềm, nhiều nước, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, mỳ… Đặc biệt những người phải dùng thuốc dạng tiêm và điều trị liều cao thì càng nên áp dụng chế độ ăn này.
3. Chán ăn
Ngay cả khi trước đây tâm hồn ăn uống của bạn rất rộng mở thì sau khi dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng bạn cũng có nguy cơ chán ăn. Sau một thời gian uống thuốc tự nhiên bạn cảm thấy sức ăn của mình giảm hẳn, kém ngon miệng.
Có ba lý do khiến bạn trở nên chán ăn. Thứ nhất, thuốc giảm tiết làm giảm tiết dịch tiêu hoá nên thức ăn lâu được tiêu. Bụng lúc nào cũng căng và không muốn ăn tiếp. Thứ hai, như đã nói thuốc giảm tiết gây giảm tiết nước bọt cũng cản trở việc ăn uống, làm mất đi cảm giác ngon miệng. 
Cuối cùng là do thuốc giảm tiết tác dụng lên hệ thần kinh, tại trung tâm kích thích đói ở não bộ nên người bệnh không còn cảm giác thèm ăn. Tất cả những điều này gây ra cảm giác chán ăn cho người bệnh.
Khắc phục: Không nên dùng thuốc liều quá cao. Sau khi điều trị hết đợt tấn công, bệnh nhân cần dược giảm liều dần về liều duy trì. Giảm liều phải tuân theo nguyên tắc và chiến lược điều trị của bác sỹ.
Nên ăn thức ăn mềm, nhiều nước, dễ nuốt và dễ nhai; ưu tiên những món ăn ưa thích của bệnh nhân để kích thích cảm giác thèm ăn.
Tuyệt đối không sử dụng thêm thuốc chống chán ăn vì thực chất những thuốc này là bổ sung men tiêu hoá của dạ dày. Như vậy thì uống thuốc trị bệnh coi như vô ích.
4. Giảm ham muốn
Thuốc điều trị nhóm bệnh liên quan đến dạ dày, tá trường thường khiến cho người dùng giảm hưng phấn tình dục. Đặc biệt là các loại thuốc điều trị có thành phần của nhóm kháng histamin tại thụ thể H2 như cimetidin. 
Người bệnh khi dùng thuốc đa phần không còn cảm hứng với chuyện “yêu đương” và thường có xu hướng trốn tránh, bỏ qua. Sự cố này biểu hiện rõ nhất ở những nam giới từng bị chứng bất lực hoặc độ tuổi ngoài 40.
Lý do chính ở đây là do thuốc giảm tiết dòng cimetidin khi dùng liều cao và kéo dài gây suy giảm ham muốn tình dục. Chúng ức chế thụ cảm thể H2 ở dạ dày nhưng cũng ức chế luôn thụ cảm thể này trên não bộ, “ngắt kết nối” của một vài trung tâm, trong đó có trung tâm ham muốn tình dục. Vì thế không một phản xạ tình dục nào được tạo ra.
Khắc phục: Hiện chưa có cách khắc phục nào tốt hơn việc hạn chế dùng thuốc liều cao và kéo dài. Nhanh chóng giảm liều khi bệnh đã lui. Tránh tối đa dùng thuốc cimetidin ở những đối tượng có nguy cơ cao, những người đã có rắc rối liên quan đến tình dục.
Trong chế độ ăn nên bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng một số thực phẩm làm tăng hưng phấn như măng tây, cần tây, hàu, quả bơ…


1 nhận xét: