Đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… là những triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Các cơn đau này thường khiến đương sự ăn không ngon, ngủ không yên, cơ thể suy nhược...

Trong hệ tiêu hóa, dạ dày (DD) là
khâu trung chuyển chứa thức ăn, nơi trộn dịch tiêu hóa, biến thức ăn
thành những chất mà cơ thể hấp thu được. DD bị viêm loét sẽ gây ra những
cơn đau khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân gây đau: đầu
tiên là trạng thái tâm lý tiêu cực (lo lắng, tức giận, buồn bã…). Ít ai
nghĩ rằng hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời lại là nguyên nhân gây ra những cơn
đau vật vã sau này.
Thực tế khi tức giận, buồn, khổ…, máu được huy động lên não, thậm chí cả tay chân để giải quyết tình huống.
Những lúc này, DD bị bỏ rơi hoặc lâm
vào cảnh có “công ăn, việc làm” nhưng sức cùng lực kiệt, không thể nhào
trộn thức ăn vì thiếu dưỡng chất. Song, DD là “nhân viên” mẫn cán nên cố
gắng làm việc, sức đến đâu làm đến đó, thức ăn tiêu hóa nửa vời, cơ thể
khó hấp thu, khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, dẫn tới kiệt quệ.
Người mắc bệnh đau DD rơi vào vòng
luẩn quẩn: ăn không được vì đau, cơ thể thiếu nguồn dinh dưỡng nên đề
kháng giảm, bệnh tình trầm trọng hơn.
Ngày nay, số người mắc bệnh DD nhiều
hơn xưa, vì con người hiện đại phải đối diện nhiều áp lực trong cuộc
sống. Không riêng gì người lớn, trẻ em cũng là đối tượng bị đau DD do
căng thẳng thần kinh.
Nhiều cha mẹ thường để bên cạnh tô
cháo của con cái roi, mỗi lần sắp sửa đút cháo là giơ roi đe dọa. Ăn
uống trong cảnh “tra tấn” này, chỉ một thời gian ngắn, bé sẽ sợ ăn, nôn,
ói, khóc lóc và… đau bụng.
Những bé bị ép học, vừa ăn xong,
buông bát, buông đũa là vào bàn học hết môn này đến môn khác cũng bị đau
DD. Với những em học trường chưa đủ, tranh thủ học thêm, bữa ăn đôi
khi là khúc bánh mì, cái bánh bao trên đường thì tình hình cũng không
khá hơn. Các cháu có thể bị triệu chứng bỏ ăn, đau bụng âm ỉ, nôn ói…
Thứ hai, ăn uống theo ý thích và thói
quen ăn quá chua, quá mặn, quá nhanh, ăn nhiều chất béo, món nướng, ăn
cho xong bữa hoặc bỏ bữa cũng khiến DD “điêu đứng” vì bị hành hạ. Ăn
uống thiếu dưỡng chất không những làm cơ thể gầy gò mà còn làm hao hụt
chất xây dựng nên “thành quách” bảo vệ DD, khiến DD dễ “thất thủ”.
Bên cạnh đối đầu với “giặc ngoài”, DD
còn phải lo cả “thù trong”, dịch vị thông thường luôn tiết ra lượng vừa
đủ để tiêu hóa thức ăn, nhưng vì một lý do nào đó (dùng thuốc, hút
thuốc lá, rượu, cà phê…), dịch vị tiết nhiều hơn sẽ quay sang gặm nhấm
chính DD.
Các nhà khoa học còn tìm thấy một
nguyên nhân nữa gây viêm loét DD, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến
ung thư, đó là tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori.
Vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua
thức ăn, nước uống không sạch (nhất là nơi có nguồn nước không đảm bảo).
Khi đã đau DD, ăn càng nhiều sẽ càng đau nên bệnh nhân có khuynh hướng
ăn ít đi, người gầy gò thiếu sức sống.
Giữ “thành”
Tuy nhiên, do có quá nhiều kẻ thù nên
lớp màng nhầy này dễ bị mỏng đi. Khởi đầu là viêm, nếu tiếp tục bị bào
mòn sẽ dẫn tới loét, trầm trọng hơn là xuất huyết, thủng DD.
Không riêng gì DD mà tá tràng cũng
cùng chung số phận. Nếu bị viêm loét cả DD và ruột non thì sẽ rơi vào
tình trạng no cũng đau, đói cũng đau. Vì thế, cần bảo vệ DD ngay từ khi
“thành quách” còn vững chắc.
“Thành quách” DD rất cần chất dinh
dưỡng để xây dựng và tái tạo, vì thế cần ăn uống đủ chất đạm, sinh tố
như: các loại thịt, rau, cá... Hệ miễn dịch suy yếu cũng khiến DD dễ bị
nhiễm khuẩn, gây viêm loét, vì thế cần ăn thực phẩm hợp vệ sinh, thức ăn
giàu vitamin C, A… như: cà chua bi, sơ ri, cà rốt, bí đỏ…
Ai cũng mong con mình hay ăn chóng
lớn, nhưng thay vì ép ăn, nên tạo không khí ăn uống vui vẻ bằng cách cho
trẻ tham gia vào bữa ăn của người lớn.
Được tự xúc thức ăn, được vui cùng
người lớn, trẻ sẽ ăn nhiều hơn mong đợi. Khi con lớn, ai cũng muốn con
giỏi giang. Buộc trẻ chạy đua khi chưa đủ lực, chỉ khiến trẻ đổ bệnh,
rước họa vào thân. Vì thế, cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký cho con
học thêm môn học này hoặc môn khác.
Để không bị đau DD, cần giữ tâm lý
vui tươi, tránh căng thẳng. Nếu suốt ngày đầu óc chỉ quay cuồng với
những lời phê phán, chỉ trích, những nỗi buồn… thì không khác gì tự mình
hại mình.
Trong ăn uống, cần tập thói quen nhai
kỹ, bằng cách cho phép mình một khoảng thời gian 30 - 45 phút để thưởng
thức món ăn. Càng nhai kỹ bao nhiêu, thì DD càng làm việc nhẹ nhàng bấy
nhiêu. Bên cạnh nhai kỹ, cần chọn lựa thực phẩm giúp ngăn chặn viêm
loét khi đã có triệu chứng đau DD.
Ông bà ta thường dùng cơm nếp để trị
bệnh DD, trong cơm nếp có những hoạt chất giúp vết thương ở DD mau lành.
Bắp cải hầm nhừ cũng khiến bao tử mau lành bệnh.
Nhiễm Helicobacter Pylori trong thời gian dài có nguy cơ bị ung thư DD, vì thế cần tầm soát sớm để phát hiện bệnh.
Hiện kỹ thuật mới chẩn đoán nhiễm
Helicobacter Pylori đã có ở Việt Nam. Xét nghiệm được thực hiện rất đơn
giản: bệnh nhân uống một viên thuốc, chờ một khoảng thời gian, sau đó
thổi hơi vào bong bóng, mẫu hơi thở sẽ được đưa đi phân tích và có kết
quả ngay sau đó.
Khi có các triệu chứng khó chịu trong
ăn uống, nên đi khám để phát hiện bệnh sớm vì cơn đau DD làm ảnh hưởng
đến sức khỏe toàn cơ thể.
Theo Vũ Âu - Phụ nữ TPHCM
Trả lờiXóađặt vé máy bay eva airline
vé máy bay từ mỹ đi việt nam
hang hang khong korean air tai tphcm
book vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch